Vật chứng là vàng trong vụ án hình sự sau khi được thu giữ sẽ được bảo quản như thế nào bởi cơ quan công an?

Ở xóm tôi có một đại gia kia vừa bị bắt , công an thu được rất nhiều tài sản, trong đó có vàng. Cho tôi hỏi vàng có được xem là một loại vật chứng trong vụ án hình sự hay không? Sau khi thu giữ, cơ quan công an sẽ bảo quản, lưu trữ vật chứng ở đâu? Cơ quan có thẩm quyền tổ chức kho vật chứng như thế nào?

Vàng có được xem là vật chứng trong vụ án hình sự hay không?

Vật chứng là vàng

Vàng có được xem là vật chứng trong vụ án hình sự hay không?

Vật chứng theo quy định tại Điều 89 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 được hiểu như sau:

"Điều 89. Vật chứng
Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án."

Căn cứ vào quy định trên, có thể thấy: bất kì vật nào được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, có mang dấu vết tội phạm hoặc là đối tượng của tội phạm, có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội; hoặc có ý nghĩa trong giải quyết vụ án sẽ được xem là vật chứng. Như vậy, nếu cơ quan công an xác minh số vàng thu được có những công dụng trên thì số vàng đó sẽ được xem là vật chứng trong vụ án hình sự nói trên.

Vật chứng sau khi thu thập sẽ được cất giữ ở đâu?

Tại Điều 2, Điều 3 Quy chế quản lý kho vật chứng ban hành kèm theo Nghị định 18/2002/NĐ-CP có quy định như sau:

- Kho vật chứng là nơi tập trung lưu giữ, bảo quản vật chứng, đồ vật, tài liệu khác của các vụ án đã thu thập được trong quá trình tiến hành tố tụng đối với các vụ án đó, được xây dựng và quản lý theo các quy định của pháp luật và của Quy chế này.

- Kho vật chứng phải bảo đảm an toàn, khô ráo, thoáng khí, trang bị các phương tiện cần thiết thích hợp; được quản lý nghiêm ngặt, sắp xếp hợp lý, tránh nhầm lẫn, mất mát, hư hỏng, gây ô nhiễm môi trường hoặc gây nguy hại cho tài sản nhà nước, tổ chức, cá nhân và tính mạng, sức khoẻ của con người; thuận lợi cho việc nhập, xuất, bảo quản vật chứng, đồ vật, tài liệu khác tại kho, phục vụ có hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

- Kho vật chứng là nơi tiếp nhận, quản lý, bảo quản vật chứng, đồ vật, tài liệu khác thu thập được của các vụ án để phục vụ công tác điều tra, truy tố hoặc công tác xét xử, thi hành án do cơ quan tiến hành tố tụng cùng cấp hoặc cấp trên hoặc cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra chuyển giao.

- Việc quản lý kho vật chứng phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan; nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm hoặc làm mất, hư hỏng, làm giảm hoặc mất giá trị, giá trị sử dụng, giá trị chứng minh của vật chứng, đồ vật, tài liệu khác của vụ án đã thu thập được.

Theo đó, có thể thấy số vàng là vật chứng sau khi thu thập được của vụ án để phục vụ công tác điều tra sẽ được tiếp nhận, quản lý, bảo quản theo quy định về bảo quản vật chứng tại kho vật chứng. Đồng thời, kho vật chứng còn cần đáp ứng một số yêu cầu được pháp luật quy định cụ thể để đảm bảo nguyên vẹn cho các vật chứng thu thập được; việc quản lý kho vật chứng cũng cần tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan để đảm bảo giữ nguyên giá trị của vật chứng.

Cơ quan có thẩm quyền tổ chức kho vật chứng như thế nào?

Tại Điều 1 Thông tư 06/2003/TT-BCA(V19) có quy định về tổ chức kho vật chứng như sau:

- Để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố các vụ án hình sự do các cơ quan điều tra và cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thuộc lực lượng an ninh nhân dân, cảnh sát nhân dân và do Viện Kiểm sát nhân dân thụ lý giải quyết, mỗi công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là công an cấp huyện) tổ chức một kho vật chứng, do đội cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp quản lý; mỗi công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là công an cấp tỉnh) tổ chức một kho vật chứng, do Phòng cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp quản lý; ở Bộ Công an tổ chức một kho vật chứng, do Cục Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp quản lý.

- Giám đốc công an cấp tỉnh căn cứ vào biên chế cán bộ, chiến sĩ đã được Bộ ấn định cho địa phương, tình hình số lượng vật chứng, đồ vật và tài liệu khác thường xuyên phải lưu giữ trong kho vật chứng để quyết định số lượng cán bộ, chiến sĩ làm công tác quản lý kho vật chứng ở địa phương mình, theo hướng mỗi kho vật chứng có ít nhất từ hai cán bộ, chiến sĩ trở lên (trong đó một người là thủ kho vật chứng). Thủ kho vật chứng ở Công an cấp tỉnh do Giám đốc công an cấp tỉnh quyết định trong số cán bộ của Phòng cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp; thủ kho vật chứng ở công an cấp huyện do Trưởng công an cấp huyện quyết định trong số cán bộ của đội cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp.

- Cục trưởng Cục cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp căn cứ vào biên chế cán bộ, chiến sĩ của đơn vị mình, tình hình số lượng vật chứng, đồ vật và tài liệu khác thường xuyên phải lưu giữ trong kho vật chứng để quyết định cán bộ, chiến sĩ cụ thể của Cục mình làm công tác quản lý kho vật chứng, theo hướng có ít nhất từ hai cán bộ, chiến sĩ trở lên (trong đó một người là thủ kho vật chứng).

- Kho vật chứng phải được bố trí lực lượng để bảo vệ 24/24 giờ trong ngày.

- Những kho vật chứng đã được xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật quy định tại Quy chế quản lý kho vật chứng và phù hợp yêu cầu thực tế thì giữ nguyên trạng và tiếp tục sử dụng làm kho vật chứng, song vẫn phải làm thủ tục quyết định thành lập kho vật chứng. Những kho vật chứng đã được xây dựng nhưng không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, không phù hợp yêu cầu thực tế hoặc những nơi chưa có kho vật chứng, thì phải lập hồ sơ đề nghị thành lập, xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo kho vật chứng và báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.

Như vậy, có thể thấy vật chứng trong vụ án hình sự là một yếu tố quan trọng trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đối với một vụ án hình sự. Do đó, pháp luật hiện hành đã có những quy định cụ thể để xác định đâu là vật chứng và nơi bảo quản, lưu giữ vật chứng cũng như quy trình tổ chức kho vật chứng theo đúng quy định.

Vật chứng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mọi vật chứng sau khi thu thập được có bắt buộc phải niêm phong không? Một vật chứng có thể thực hiện mở niêm phong bao nhiêu lần?
Pháp luật
Đối với tài sản không phải là vật chứng liên quan đến vụ án hình sự thì cơ quan điều tra phải trả lại cho chủ sở hữu trong thời hạn bao lâu?
Pháp luật
Tài sản bị tịch thu là tang vật, vật chứng thì cơ quan nào có thẩm quyền quản lý đối với tài sản đó?
Pháp luật
Vật chứng thu được là động vật, thực vật từ tội phạm buôn lậu thì được bảo quản, lưu giữ như thế nào?
Pháp luật
Vật chứng được công an thu giữ, bảo quản sau khi chuyển sang giai đoạn tố tụng thì sẽ do cơ quan nào tiếp nhận?
Pháp luật
Vật chứng là vàng trong vụ án hình sự sau khi được thu giữ sẽ được bảo quản như thế nào bởi cơ quan công an?
Pháp luật
Công an huyện được phép xây dựng kho vật chứng để phục vụ công tác điều tra, truy tố các vụ án hình sự ở địa phương mình hay không?
Pháp luật
Thủ tục tiếp nhận vật chứng thông thường để tiêu hủy trong thi hành án dân sự thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Tiếp nhận vật chứng đặc thù để tiêu hủy trong thi hành án dân sự theo trình tự, thủ tục như thế nào?
Pháp luật
Tòa án xử lý vật chứng là bộ phận của động vật nguy cấp, quý, hiếm như thế nào theo quy định định pháp luật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vật chứng
2,331 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vật chứng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào