Vào dịp Lễ 30/4 và 1/5, người điều khiển xe ô tô chở khách sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác bị phạt bao nhiêu tiền?
- Người điều khiển xe ô tô chở khách sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác vào dịp Lễ 30/4 và 1/5 bị phạt bao nhiêu tiền?
- Nhân viên phục vụ trên xe vận chuyển hành khách khách sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác vào dịp Lễ 30/4 và 1/5 bị phạt bao nhiêu tiền?
- Cảnh sát trật tự có quyền xử phạt người điều khiển xe và nhân viên phục vụ trên xe vận chuyển hành khách khách sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác vào dịp Lễ 30/4 và 1/5 không?
Người điều khiển xe ô tô chở khách sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác vào dịp Lễ 30/4 và 1/5 bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm b khoản 5 và điểm a khoản 8 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ
...
5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
b) Sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác mà không được hành khách đồng ý; đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn;
...
8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 (trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện); điểm c, điểm d, điểm e khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm o, điểm q khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
...
Như vậy, theo quy định trên, vào dịp Lễ 30/4 và 1/5, người điều khiển xe ô tô chở khách sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác mà không được hành khách đồng ý thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Đồng thời, người điều khiển xe ô tô chở khách còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác vào dịp Lễ 30/4 và 1/5 (Hình từ Internet)
Nhân viên phục vụ trên xe vận chuyển hành khách khách sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác vào dịp Lễ 30/4 và 1/5 bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm a khoản 4 Điều 31 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt nhân viên phục vụ trên xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe vận chuyển khách du lịch vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông
...
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác mà không được hành khách đồng ý; đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn;
b) Xuống khách để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của người có thẩm quyền.
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hành hung hành khách.
6. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này (trường hợp thu tiền vé cao hơn quy định) còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.
Theo quy định trên, nhân viên phục vụ trên xe vận chuyển hành khách khách sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác vào dịp Lễ 30/4 và 1/5 thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Cảnh sát trật tự có quyền xử phạt người điều khiển xe và nhân viên phục vụ trên xe vận chuyển hành khách khách sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác vào dịp Lễ 30/4 và 1/5 không?
Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm c khoản 26 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
...
3. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
...
h) Điểm b khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e, điểm k khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6; khoản 7a Điều 23;
...
k) Khoản 4, khoản 5 Điều 31; Điều 32, Điều 34;
...
Theo quy định trên, Cảnh sát trật tự trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ thì có thẩm quyền xử phạt người điều khiển xe và nhân viên phục vụ trên xe với hành vi sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác mà không được hành khách đồng ý vào dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?
- Mẫu quyết định đánh giá xếp loại lại tổ chức đảng, đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25? Tải mẫu về?