Văn phòng Kiểm toán nhà nước khu vực 4 thực hiện chức năng gì, có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Văn phòng Kiểm toán nhà nước khu vực 4 thực hiện chức năng gì?
Chức năng của Văn phòng Kiểm toán nhà nước khu vực 4 được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 Quyết định 73/QĐ-KTNN năm 2021 như sau:
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
1. Văn phòng
a) Chức năng
Văn phòng có chức năng tham mưu giúp Kiểm toán trưởng tổ chức thực hiện các mặt công tác: tổng hợp, tổ chức cán bộ, hành chính, văn thư, lưu trữ, thi đua - khen thưởng, tài chính - kế toán, quản trị, tuyên truyền, công nghệ thông tin.
...
Theo đó, Văn phòng Kiểm toán nhà nước khu vực 4 có chức năng tham mưu giúp Kiểm toán trưởng tổ chức thực hiện các mặt công tác: tổng hợp, tổ chức cán bộ, hành chính, văn thư, lưu trữ, thi đua - khen thưởng, tài chính - kế toán, quản trị, tuyên truyền, công nghệ thông tin.
Văn phòng Kiểm toán nhà nước khu vực 4 (Hình từ Internet)
Văn phòng Kiểm toán nhà nước khu vực 4 có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Kiểm toán nhà nước khu vực 4 được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 Quyết định 73/QĐ-KTNN năm 2021 như sau:
- Tổng hợp và xây dựng kế hoạch công tác hàng năm, hàng quý, hàng tháng và hàng tuần của đơn vị; sắp xếp, bố trí chương trình làm việc hàng tháng, hàng tuần của đơn vị.
- Theo dõi, đôn đốc các phòng thực hiện kế hoạch công tác được Kiểm toán trưởng phân công; kịp thời báo cáo tiến độ thực hiện kế hoạch công tác và những khó khăn vướng mắc cần giải quyết.
- Giúp lãnh đạo đơn vị xây dựng chương trình và tổ chức các hội nghị, họp giao ban nội bộ đơn vị theo sự phân công của lãnh đạo đơn vị.
- Giúp lãnh đạo đơn vị quan hệ công tác, giải quyết công việc với các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước và với các cơ quan, đơn vị ngoài ngành. Tổ chức công tác lễ tân, tiếp khách đến làm việc với lãnh đạo đơn vị và với các phòng tại trụ sở cơ quan.
- Tổng hợp, đánh giá kết quả các mặt công tác của đơn vị hàng tháng, hàng quý, 6 tháng, hàng năm hoặc đột xuất để Kiểm toán trưởng báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước.
- Tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ của đơn vị theo quy định hiện hành. Kiểm tra thủ tục và thể thức đối với các văn bản trước khi Kiểm toán trưởng ký ban hành hoặc các văn bản trình Tổng Kiểm toán nhà nước ký ban hành; quản lý và sử dụng con dấu của cơ quan theo quy định của pháp luật.
- Tham mưu, giúp Kiểm toán trưởng xây dựng dự toán kinh phí hàng năm theo hướng dẫn của Tổng Kiểm toán nhà nước; tổ chức thực hiện dự toán kinh phí được Tổng Kiểm toán nhà nước giao; tổ chức công tác kế toán, thực hiện quyết toán kinh phí theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch mua sắm, sửa chữa tài sản, trang thiết bị, vật dụng cần thiết phục vụ công tác của đơn vị; quản lý tài sản của đơn vị; điều động xe ô tô; thực hiện công tác bảo vệ, giữ gìn trật tự an toàn cơ quan, phòng cháy, chữa cháy, đảm bảo vệ sinh, cảnh quan, môi trường tại trụ sở cơ quan, phòng chống bão lụt, bảo mật nội bộ cơ quan, đảm bảo kỷ luật lao động, kỷ cương hành chính theo nội quy, quy chế làm việc của đơn vị; tổ chức và quản lý nhà ăn.
- Tham mưu giúp Kiểm toán trưởng tổ chức thực hiện công tác tổ chức cán bộ theo phân công, phân cấp của Tổng Kiểm toán nhà nước; quản lý hồ sơ công chức và người lao động thuộc đơn vị; làm nhiệm vụ thường trực Hội đồng Thi đua - khen thưởng của đơn vị.
- Phối hợp với Phòng Tổng hợp và các phòng nghiệp vụ tham mưu giúp Kiểm toán trưởng xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn của đơn vị và tổ chức thực hiện.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung thi đua, tuyên truyền của đơn vị trình Kiểm toán trưởng phê duyệt; phối hợp với các tổ chức đoàn thể triển khai thực hiện.
- Giúp Kiểm toán trưởng tổ chức quản lý hệ thống công nghệ thông tin của đơn vị hoạt động đảm bảo an toàn và hiệu quả đáp ứng yêu cầu hoạt động của đơn vị.
- Lưu trữ, bảo quản hồ sơ kiểm toán theo quy định.
- Quản lý công chức và người lao động thuộc Văn phòng.
- Thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn khác khi được Kiểm toán trưởng giao hoặc ủy quyền.
Nhiệm vụ của Văn phòng Kiểm toán nhà nước khu vực 4 do ai quyết định?
Cơ cấu tổ chức của Kiểm toán nhà nước khu vực 4 được quy định tại khoản 3 Điều 3 Quyết định 1353/QĐ-KTNN năm 2020 như sau:
Tổ chức
...
3. Nhiệm vụ cụ thể của từng phòng do Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước khu vực IV quy định sau khi có ý kiến phê duyệt của Tổng Kiểm toán nhà nước.
...
Theo đó, nhiệm vụ cụ thể của Văn phòng Kiểm toán nhà nước khu vực 4 do Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước khu vực 4 quy định sau khi có ý kiến phê duyệt của Tổng Kiểm toán nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?