Văn phòng Chính phủ là cơ quan có chức năng gì? Văn phòng chính phủ có bao nhiêu cơ quan, đơn vị, tổ chức trực thuộc?
Văn phòng Chính phủ là cơ quan có chức năng gì?
Vị trí và chức năng của Văn phòng Chính phủ được căn cứ theo quy định tại Điều 1 Nghị định 79/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 10/10/2022) như sau:
- Văn phòng Chính phủ là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là bộ máy giúp việc của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
- Văn phòng Chính phủ có chức năng tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (bao gồm các Phó Thủ tướng Chính phủ) tổ chức các hoạt động chung của Chính phủ, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở, bảo đảm thống nhất, thông suốt, liên tục của nền hành chính quốc gia;
Đồng thời có chức năng kiểm soát thủ tục hành chính; bảo đảm thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cung cấp thông tin cho công chúng theo quy định của pháp luật; bảo đảm điều kiện vật chất, kỹ thuật, hậu cần cho hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Trước đây, vị trí và chức năng của Văn phòng Chính phủ được căn cứ theo quy định tại Điều 1 Nghị định 150/2016/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 10/10/2022) như sau:
Vị trí và chức năng
Văn phòng Chính phủ là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là bộ máy giúp việc của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Văn phòng Chính phủ có chức năng tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (bao gồm các Phó Thủ tướng Chính phủ) tổ chức các hoạt động chung của Chính phủ, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở, bảo đảm thống nhất, thông suốt, liên tục của nền hành chính quốc gia; kiểm soát thủ tục hành chính; bảo đảm thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cung cấp thông tin cho công chúng theo quy định của pháp luật; bảo đảm điều kiện vật chất, kỹ thuật, hậu cần cho hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, Văn phòng Chính phủ là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là bộ máy giúp việc của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
+ Văn phòng Chính phủ có chức năng tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (bao gồm các Phó Thủ tướng Chính phủ) tổ chức các hoạt động chung của Chính phủ, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở, bảo đảm thống nhất, thông suốt, liên tục của nền hành chính quốc gia; kiểm soát thủ tục hành chính;
+ Bảo đảm thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cung cấp thông tin cho công chúng theo quy định của pháp luật; bảo đảm điều kiện vật chất, kỹ thuật, hậu cần cho hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Văn phòng Chính phủ là cơ quan có chức năng gì? (Hình từ Internet)
Văn phòng chính phủ có bao nhiêu cơ quan, đơn vị, tổ chức trực thuộc?
Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ được căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 79/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 10/10/2022) như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Tổng hợp.
2. Vụ Pháp luật.
3. Vụ Kinh tế tổng hợp.
4. Vụ Công nghiệp.
5. Vụ Nông nghiệp.
6. Vụ Khoa giáo - Văn xã.
7. Vụ Đổi mới doanh nghiệp.
8. Vụ Quan hệ quốc tế.
9. Vụ Nội chính.
10. Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ.
11. Vụ Theo dõi công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (gọi tắt là Vụ I).
12. Vụ Công tác Quốc hội, Địa phương và Đoàn thể.
13. Vụ Thư ký - Biên tập.
14. Vụ Hành chính.
15. Vụ Tổ chức cán bộ.
16. Vụ Kế hoạch tài chính.
17. Cục Kiểm soát thủ tục hành chính.
18. Cục Quản trị.
19. Cục Hành chính - Quản trị II.
20. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 20 Điều này là các tổ chức hành chính.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc Văn phòng Chính phủ.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Văn phòng Chính phủ, trừ đơn vị quy định tại khoản 20 Điều này.
Vụ I có 03 phòng. Vụ Hành chính có 04 phòng.
Như vậy, Văn phòng Chính phủ có 20 đơn vị, tổ chức trực thuộc.
Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 20 Điều này là các tổ chức hành chính.
Trước đây, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ được căn cứ theo Điều 3 Nghị định 150/2016/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 10/10/2022) như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Theo dõi công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (gọi tắt là Vụ I).
2. Vụ Nội chính.
3. Vụ Công tác Quốc hội, Địa phương và Đoàn thể.
4. Vụ Tổng hợp.
5. Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ.
6. Vụ Pháp luật.
7. Vụ Quan hệ quốc tế.
8. Vụ Công nghiệp.
9. Vụ Nông nghiệp.
10. Vụ Kinh tế tổng hợp.
11. Vụ Khoa giáo - Văn xã.
12. Vụ Đổi mới doanh nghiệp.
13. Vụ Thư ký - Biên tập.
14. Vụ Hành chính.
15. Vụ Tổ chức cán bộ.
16. Vụ Kế hoạch tài chính.
17. Cục Kiểm soát thủ tục hành chính.
18. Cục Quản trị.
19. Cục Hành chính - Quản trị II.
20. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
21. Trung tâm Tin học.
Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 20 Điều này là các đơn vị hành chính, đơn vị quy định tại khoản 21 là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng Chính phủ.
Vụ Theo dõi công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có 03 phòng. Vụ Hành chính có 05 phòng. Vụ Tổ chức cán bộ có 03 phòng. Vụ Kế hoạch tài chính có 03 phòng.
Cục Kiểm soát thủ tục hành chính có 05 Phòng. Cục Quản trị có 09 Phòng. Cục Hành chính - Quản trị II có 05 Phòng.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc Văn phòng Chính phủ.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ, trừ đơn vị quy định tại khoản 20 Điều này.
Như vậy, Văn phòng Chính phủ có 21 cơ quan, đơn vị, tổ chức trực thuộc.
Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 20 Điều này là các đơn vị hành chính, đơn vị quy định tại khoản 21 là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng Chính phủ.
Văn phòng Chính phủ tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ các hoạt động gì?
Văn phòng Chính phủ tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ các hoạt động được căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 79/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 10/10/2022) như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Văn phòng Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ
a) Xây dựng và quản lý chương trình công tác của Chính phủ theo quy định của pháp luật; theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi tắt là bộ, ngành), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện chương trình công tác của Chính phủ và Quy chế làm việc của Chính phủ; tổng hợp, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện, báo cáo Chính phủ;
b) Phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan trong quá trình chuẩn bị và hoàn chỉnh các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật;
c) Thẩm tra về trình tự, thủ tục, thẩm quyền xử lý và tham mưu tổng hợp về nội dung; có ý kiến độc lập đối với các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, các báo cáo theo chương trình công tác của Chính phủ và các công việc khác do các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan trình Chính phủ;
d) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan chuẩn bị nội dung, phục vụ phiên họp Chính phủ, các hội nghị của Chính phủ;
đ) Giúp Chính phủ trong quan hệ công tác với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
e) Xây dựng các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và các báo cáo khi được Chính phủ giao.
...
Trước đây, Văn phòng Chính phủ tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ các hoạt động được căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 150/2016/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 10/10/2022) như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Văn phòng Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ:
a) Xây dựng và quản lý chương trình công tác của Chính phủ theo quy định của pháp luật; theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi tắt là bộ, ngành), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện chương trình công tác của Chính phủ và Quy chế làm việc của Chính phủ; tổng hợp, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện, báo cáo Chính phủ;
b) Phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan trong quá trình chuẩn bị và hoàn chỉnh các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật;
c) Thẩm tra về trình tự, thủ tục, thẩm quyền xử lý và tham mưu tổng hợp về nội dung; có ý kiến độc lập đối với các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, các báo cáo theo chương trình công tác của Chính phủ và các công việc khác do các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan trình Chính phủ;
d) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan chuẩn bị nội dung, phục vụ phiên họp Chính phủ, các hội nghị của Chính phủ;
đ) Giúp Chính phủ trong quan hệ công tác với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
e) Xây dựng các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và các báo cáo khi được Chính phủ giao.
...
Như vậy, Văn phòng Chính phủ tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ các hoạt động sau:
+ Xây dựng và quản lý chương trình công tác của Chính phủ theo quy định của pháp luật; theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi tắt là bộ, ngành), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện chương trình công tác của Chính phủ và Quy chế làm việc của Chính phủ; tổng hợp, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện, báo cáo Chính phủ;
+ Phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan trong quá trình chuẩn bị và hoàn chỉnh các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật;
+ Thẩm tra về trình tự, thủ tục, thẩm quyền xử lý và tham mưu tổng hợp về nội dung; có ý kiến độc lập đối với các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, các báo cáo theo chương trình công tác của Chính phủ và các công việc khác do các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan trình Chính phủ;
+ Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan chuẩn bị nội dung, phục vụ phiên họp Chính phủ, các hội nghị của Chính phủ;
+ Giúp Chính phủ trong quan hệ công tác với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
+ Xây dựng các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và các báo cáo khi được Chính phủ giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ tịch hội do ai bầu ra theo Nghị định 126? Nhân sự dự kiến chủ tịch hội có thể là cán bộ công chức viên chức không?
- Mẫu kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự đối với dự án đầu tư công trình năng lượng? Tải về mẫu?
- Mẫu báo cáo thu chi nội bộ Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất theo quy định?
- Thủ tục phân bổ, cấp địa chỉ Internet, số hiệu mạng từ ngày 25/12/2024 theo Nghị định 147 như thế nào?
- Mẫu giấy đề nghị tạm ứng theo hợp đồng xây dựng mới nhất? Thời hạn, thời điểm thanh toán hợp đồng xây dựng là khi nào?