Chính phủ hiện tại có bao nhiêu Phó Thủ tướng Chính phủ? Phó Thủ tướng Chính phủ có được thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ không?

Cho anh hỏi, Chính phủ hiện tại có bao nhiêu Phó Thủ tướng? Phó Thủ tướng Chính phủ có được thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ không? Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó Thủ tướng Chính phủ được quy định như thế nào? - Câu hỏi của anh Minh Nghiêm đến từ Vĩnh Phúc

Chính phủ hiện tại có bao nhiêu Phó Thủ tướng Chính phủ?

Căn cứ theo quy định tại Điều 1 và Điều 2 Nghị quyết 20/2021/QH15 của Quốc Hội quy định như sau:

Điều 1
Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm 27 thành viên:
- Thủ tướng Chính phủ;
- 04 Phó Thủ tướng Chính phủ;
- 18 Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng; Công an; Ngoại giao; Nội vụ; Tư pháp; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giao thông vận tải; Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường; Thông tin và Truyền thông; Lao động - Thương binh và Xã hội; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Khoa học và Công nghệ; Giáo dục và Đào tạo; Y tế;
- 04 Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Tổng Thanh tra Chính phủ; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Điều 2
Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.

Như vậy, theo như Nghị quyết trên của Quốc Hội thì Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm có 04 Phó Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ.

Như vậy, 04 Phó Thủ tướng nhiệm kỳ 2021-2026 bao gồm:

1. Ông Phạm Bình Minh – Uỷ viên Bộ chính trị, Phó Thủ tướng nhiệm kỳ 2016-2021.

2. Ông Lê Minh Khái – Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng nhiệm kỳ 2016-2021.

3. Ông Vũ Đức Đam – Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng nhiệm kỳ 2016-2021.

4. Ông Lê Văn Thành - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng nhiệm kỳ 2016-2021.

Chính phủ hiện tại có bao nhiêu Phó Thủ tướng Chính phủ?

Chính phủ hiện tại có bao nhiêu Phó Thủ tướng Chính phủ? (Hình từ Internet)

Tải trọn bộ các văn bản về Phó Thủ tướng Chính phủ hiện hành: Tải về

Phó Thủ tướng Chính phủ có được thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ không?

Căn cứ vào Điều 31 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định như sau:

Phó Thủ tướng Chính phủ
1. Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công.
2. Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.

Như vậy, Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công.

Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.

Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó Thủ tướng Chính phủ được quy định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 39/2022/NĐ-CP quy định về trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó Thủ tướng Chính phủ như sau:

Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Phó Thủ tướng Chính phủ
1. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó Thủ tướng Chính phủ:
a) Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực, địa bàn công tác và phạm vi quyền hạn được Thủ tướng Chính phủ phân công, ủy quyền;
b) Trong phạm vi lĩnh vực, công việc được phân công, ủy quyền, Phó Thủ tướng Chính phủ thay mặt Thủ tướng Chính phủ có toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện, mọi mặt trước pháp luật, trước Thủ tướng Chính phủ về những quyết định của mình và những nhiệm vụ, lĩnh vực, cơ quan được phân công theo dõi, chỉ đạo, bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả và chống tiêu cực, tham nhũng trong giải quyết công việc;
c) Phó Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm giải quyết và quyết định công việc đã được phân công, ủy quyền; nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực của Phó Thủ tướng Chính phủ khác thì trực tiếp trao đổi, thống nhất với Phó Thủ tướng Chính phủ đó để giải quyết. Trường hợp có ý kiến khác nhau thì Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì xem xét, quyết định hoặc trực tiếp báo cáo Thủ tướng Chính phủ khi cần thiết.
2. Cách thức giải quyết công việc của Phó Thủ tướng Chính phủ:
a) Trực tiếp cho ý kiến chỉ đạo giải quyết công việc trên hồ sơ trình, các báo cáo, tờ trình của bộ, cơ quan, địa phương, tổ chức, cá nhân; trên cơ sở đó, Văn phòng Chính phủ xử lý, hoàn tất hồ sơ theo quy định;
b) Trực tiếp cho ý kiến và phê duyệt đối với đề xuất tại phiếu trình, báo cáo của Văn phòng Chính phủ theo quy định tại Chương III của Quy chế này;
c) Chủ động, tích cực chủ trì họp, làm việc với lãnh đạo bộ, cơ quan, địa phương liên quan để giải quyết công việc và những vấn đề cần phối hợp liên ngành trong phạm vi lĩnh vực, công việc được Thủ tướng Chính phủ phân công, ủy quyền;
d) Chủ động, tích cực chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công việc được Thủ tướng Chính phủ phân công, ủy quyền; ký thay Thủ tướng Chính phủ các văn bản thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản của Chính phủ trong phạm vi lĩnh vực, công việc được Thủ tướng Chính phủ phân công, ủy quyền;
đ) Chủ động kiểm tra, xem xét, chỉ đạo đối với các vấn đề còn ý kiến khác nhau giữa các bộ, cơ quan, địa phương trong phạm vi lĩnh vực, công việc được Thủ tướng Chính phủ phân công, ủy quyền trước khi trình Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền;
e) Đối với các văn bản, đề án, báo cáo trình cấp có thẩm quyền thì phải chủ động chỉ đạo các bộ, cơ quan liên quan phối hợp, làm việc tích cực, hiệu quả để nâng cao chất lượng, kịp tiến độ và tạo đồng thuận, thống nhất trong quá trình thẩm định, ban hành, phê duyệt;
g) Giao Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chủ trì họp, làm việc với Bộ trưởng, Thủ trưởng hoặc lãnh đạo bộ, cơ quan, địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý các vấn đề chưa rõ hoặc còn có ý kiến khác nhau giữa các bộ, cơ quan trước khi trình Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách quyết định;
h) Các cách thức khác theo quy định tại điểm p khoản 2 Điều 5 Quy chế này.

Như vậy, trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó Thủ tướng Chính phủ bao gồm:

+ Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực, địa bàn công tác và phạm vi quyền hạn được Thủ tướng Chính phủ phân công, ủy quyền;

+ Trong phạm vi lĩnh vực, công việc được phân công, ủy quyền, Phó Thủ tướng Chính phủ thay mặt Thủ tướng Chính phủ có toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện, mọi mặt trước pháp luật, trước Thủ tướng Chính phủ về những quyết định của mình và những nhiệm vụ, lĩnh vực, cơ quan được phân công theo dõi, chỉ đạo, bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả và chống tiêu cực, tham nhũng trong giải quyết công việc;

+ Phó Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm giải quyết và quyết định công việc đã được phân công, ủy quyền; nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực của Phó Thủ tướng Chính phủ khác thì trực tiếp trao đổi, thống nhất với Phó Thủ tướng Chính phủ đó để giải quyết. Trường hợp có ý kiến khác nhau thì Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì xem xét, quyết định hoặc trực tiếp báo cáo Thủ tướng Chính phủ khi cần thiết.

Chính phủ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trong bộ máy hành chính, các bộ, cơ quan ngang bộ có cơ cấu tổ chức như thế nào? Cơ quan thuộc Chính phủ là gì?
Pháp luật
Trung tâm tin học không còn thuộc cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ từ 10/10/2022? Chính phủ bổ sung nhiệm vụ nào mới cho Văn phòng Chính phủ?
Pháp luật
Trong bộ máy hành chính, vị trí phó Thủ tướng có vai trò như thế nào? Trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ vắng mặt thì ai sẽ thay thế?
Pháp luật
Chế độ báo cáo của Chính phủ được quy định như thế nào? Người phát ngôn của Chính phủ là ai? Chính phủ có trách nhiệm báo cáo với nhân dân các vấn đề gì?
Pháp luật
Chính phủ hiện tại có bao nhiêu Phó Thủ tướng Chính phủ? Phó Thủ tướng Chính phủ có được thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ không?
Pháp luật
Cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc tổ chức thực hiện dịch vụ công được Chính phủ giao?
Pháp luật
Cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ gồm những phòng ban nào? Số lượng cấp phó của các phòng ban của cơ quan thuộc Chính phủ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì trong quản lý thông tin và truyền thông, quản lý văn hóa, thể thao và du lịch theo quy định pháp luật hiện hành?
Pháp luật
Văn phòng Chính phủ là cơ quan có chức năng gì? Văn phòng chính phủ có bao nhiêu cơ quan, đơn vị, tổ chức trực thuộc?
Pháp luật
Nghi lễ đón, tiếp Người đứng đầu Chính phủ thăm chính thức được tiến hành như thế nào theo quy định mới nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chính phủ
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
11,403 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chính phủ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào