Văn phòng Bộ Y tế có những chức năng nào? Văn phòng Bộ Y tế hoạt động theo chế độ thủ trưởng đúng không?
Văn phòng Bộ Y tế có những chức năng nào?
Theo quy định tại Điều 1 Quyết định 2266/QĐ-BYT năm 2023 về vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
1. Văn phòng Bộ Y tế là cơ quan thuộc Bộ Y tế, thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp về chương trình, kế hoạch công tác và phục vụ các hoạt động của Bộ Y tế; giúp Bộ trưởng Bộ Y tế tổng hợp, theo dõi, đôn đốc các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ Y tế thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Bộ Y tế; quản lý truyền thông, báo chí, xuất bản trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế; tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, quản trị, tài chính của cơ quan Bộ Y tế; kiểm soát thủ tục hành chính, tổ chức triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Trung ương theo quy định của pháp luật.
Văn phòng Bộ Y tế có tên giao dịch bàng Tiếng Anh: Cabinet Office, Ministry of Health (CO-MOH).
2. Văn phòng Bộ Y tế có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, có trụ sở làm việc tại thành phố Hà Nội.
Theo quy định trên, Văn phòng Bộ Y tế có những chức năng sau:
+ Tham mưu tổng hợp về chương trình, kế hoạch công tác và phục vụ các hoạt động của Bộ Y tế.
+ Giúp Bộ trưởng Bộ Y tế tổng hợp, theo dõi, đôn đốc các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ Y tế thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Bộ Y tế.
+ Quản lý truyền thông, báo chí, xuất bản trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
+ Tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, quản trị, tài chính của cơ quan Bộ Y tế.
+ Kiểm soát thủ tục hành chính, tổ chức triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Trung ương theo quy định của pháp luật.
Văn phòng Bộ Y tế (Hình từ Internet)
Trong việc đôn đốc triển khai thực hiện sự chỉ đạo, điều hành của Bộ Y tế thì Văn phòng Bộ Y tế có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Quyết định 2266/QĐ-BYT năm 2023 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Tham mưu, tổng hợp và theo dõi, đôn đốc triển khai thực hiện sự chỉ đạo, điều hành của Bộ Y tế:
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế xây dựng và theo dõi, đôn đốc việc triển khai Chương trình, Kế hoạch công tác của Bộ Y tế, Chương trình làm việc của lãnh đạo Bộ Y tế; Quy chế làm việc của Bộ Y tế; Chương trình phối hợp công tác giữa Bộ Y tế và các Bộ, Ban, Ngành, Đoàn thể Trung ương;
b) Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và báo cáo Bộ Y tế tình hình triển khai các đề án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền;
c) Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, đôn đốc và tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Y tế và tình hình thực hiện các ý kiến chỉ đạo, kết luận của lãnh đạo Bộ Y tế đối với các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế;
d) Thực hiện nhiệm vụ tham mưu, tổng hợp, Thư ký Bộ trưởng Bộ Y tế và giúp việc các đồng chí Thứ trưởng Bộ Y tế;
đ) Tổ chức đánh giá định kỳ, đột xuất tình hình thực hiện Chương trình, Kế hoạch công tác của Bộ Y tế đã được phê duyệt;
e) Tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các chương trình hành động của Chính phủ và của Bộ Y tế;
g) Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổng hợp, xây dựng Báo cáo chỉ đạo điều hành, Báo cáo tình hình hoạt động của Bộ Y tế và của ngành khi được Bộ Y tế phân công;
h) Đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Y tế tổng hợp báo cáo, trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội; kiến nghị của cử tri, Báo cáo gửi các Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và kiến nghị, đề xuất của các địa phương; chuẩn bị các báo cáo tổng hợp phục vụ các kỳ họp của Quốc hội; cung cấp thông tin về các chính sách y tế cho Đại biểu Quốc hội và cử tri;
i) Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của Cơ quan Bộ Y tế;
...
Theo đó, trong việc đôn đốc triển khai thực hiện sự chỉ đạo, điều hành của Bộ Y tế thì Văn phòng Bộ Y tế có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại khoản 1 Điều 2 nêu trên.
Văn phòng Bộ Y tế hoạt động theo chế độ thủ trưởng đúng không?
Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 3 Quyết định 2266/QĐ-BYT năm 2023 quy định về cơ cấu tổ chức và hoạt động như sau:
Cơ cấu tổ chức và hoạt động
...
4. Cơ chế hoạt động:
a) Văn phòng Bộ Y tế hoạt động theo chế độ thủ trưởng;
b) Đại diện Văn phòng Bộ Y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh có con dấu và tài khoản tiền gửi tại kho bạc để thực hiện nhiệm vụ được giao của Văn phòng Bộ Y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh.
c) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo các đơn vị thuộc Văn phòng Bộ Y tế thực hiện theo quy định của pháp luật và theo phân cấp ủy quyền của Bộ Y tế;
d) Các chức danh lãnh đạo Văn phòng Bộ Y tế và lãnh đạo các đơn vị thuộc Văn phòng Bộ Y tế được hưởng phụ cấp theo quy định của pháp luật;
Như vậy, Văn phòng Bộ Y tế hoạt động theo chế độ thủ trưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cước hành lý khi đi máy bay có phải là công tác phí không? Người đi công tác được thanh toán chi phí cước hành lý trong trường hợp nào?
- Học sinh người dân tộc thiểu số có được học vượt lớp không? Có được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình không?
- Trong giao dịch chuyển tiền điện tử, người thụ hưởng có thể đồng thời là người khởi tạo hay không?
- Trường hợp kê biên tài sản của người phải thi hành án dân sự là tài sản thế chấp thì xử lý thế nào?
- Mức trần tiền ký quỹ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là bao nhiêu? Người lao động có được trả lãi khi nộp tiền ký quỹ?