Vận động viên thể thao thành tích cao không chấp hành luật thi đấu của môn thể thao thì bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
- Nghĩa vụ của vận động viên thể thao thành tích cao là gì?
- Vận động viên thể thao thành tích cao không chấp hành luật thi đấu của môn thể thao thì bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở có quyền xử phạt vận động viên thể thao thành tích cao không chấp hành luật thi đấu của môn thể thao không?
Nghĩa vụ của vận động viên thể thao thành tích cao là gì?
Theo khoản 2 Điều 32 Luật Thể dục, thể thao 2006, được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Luật Thể dục, thể thao sửa đổi 2018 quy định về nghĩa vụ của vận động viên thể thao thành tích cao như sau:
Quyền và nghĩa vụ của vận động viên thể thao thành tích cao
...
2. Vận động viên thể thao thành tích cao có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nỗ lực tập luyện, thi đấu giành thành tích cao;
b) Thực hiện chương trình, giáo án tập luyện của huấn luyện viên;
c) Chấp hành luật thi đấu của môn thể thao và điều lệ giải thể thao;
d) Rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật; nâng cao ý chí, lòng tự hào dân tộc.
Theo đó, vận động viên thể thao thành tích cao có những nghĩa vụ được quy định tại khoản 2 Điều 32 nêu trên. Trong đó có nghĩa vụ chấp hành luật thi đấu của môn thể thao và điều lệ giải thể thao.
Thể thao thành tích cao (Hình từ Internet)
Vận động viên thể thao thành tích cao không chấp hành luật thi đấu của môn thể thao thì bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 10 Nghị định 46/2019/NĐ-CP về vi phạm quy định về quyền, nghĩa vụ của vận động viên thể thao thành tích cao như sau:
Vi phạm quy định về quyền, nghĩa vụ của vận động viên thể thao thành tích cao
1. Vi phạm quy định về nghĩa vụ của vận động viên thể thao thành tích cao:
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ chương trình, giáo án tập luyện của huấn luyện viên;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chương trình, giáo án tập luyện của huấn luyện viên;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành luật thi đấu của môn thể thao, điều lệ giải thi đấu thể thao.
2. Vi phạm quy định về quyền của vận động viên thể thao thành tích cao:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc kiểm tra sức khỏe cho vận động viên theo quy định;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không sơ cứu, cấp cứu kịp thời cho vận động viên hoặc không bảo đảm đầy đủ trang thiết bị, phương tiện, các biện pháp bảo đảm an toàn cho vận động viên khi tập luyện, thi đấu thể thao theo quy định.
Căn cứ Điều 5 Nghị định 46/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thể thao được quy định tại Nghị định này là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10, khoản 2 Điều 11, các Điều 13,14,16, khoản 2 Điều 17 và khoản 2 Điều 20 của Nghị định này. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Theo quy định trên, vận động viên thể thao thành tích cao không chấp hành luật thi đấu của môn thể thao thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở có quyền xử phạt vận động viên thể thao thành tích cao không chấp hành luật thi đấu của môn thể thao không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 46/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định 129/2021/NĐ-CP về quyền của Chánh Thanh tra sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở như sau:
Thẩm quyền của Thanh tra
...
2. Chánh Thanh tra sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
...
Như vậy, vận động viên thể thao thành tích cao không chấp hành luật thi đấu của môn thể thao thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 5.000.000 đồng nên Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở có quyền xử phạt vận động viên này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?