Vận chuyển hành lý bằng đường hàng không có bắt buộc phải được vận chuyển cùng với hành khách không?

Vận chuyển hành lý bằng đường hàng không có bắt buộc phải được vận chuyển cùng với hành khách không? Hợp đồng vận chuyển hành lý bằng đường hàng không là gì? Việc thanh lý hành lý vận chuyển bằng đường hàng không được thực hiện khi nào? - Câu hỏi của anh Minh Tuấn đến từ Khánh Hòa

Vận chuyển hành lý bằng đường hàng không có bắt buộc phải được vận chuyển cùng với hành khách không?

Căn cứ vào Điều 149 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định về vận chuyển hành lý bằng đường hàng không như sau:

Vận chuyển hành lý
1. Hành lý bao gồm hành lý ký gửi và hành lý xách tay.
Hành lý ký gửi là hành lý của hành khách được chuyên chở trong tàu bay và do người vận chuyển bảo quản trong quá trình vận chuyển.
Hành lý xách tay là hành lý được hành khách mang theo người lên tàu bay và do hành khách bảo quản trong quá trình vận chuyển.
2. Hành lý của mỗi hành khách phải được vận chuyển cùng với hành khách trên một chuyến bay, trừ các trường hợp sau đây:
a) Vận chuyển hành lý thất lạc;
b) Hành lý bị giữ lại vì lý do an toàn của chuyến bay;
c) Vận chuyển túi ngoại giao, túi lãnh sự;
d) Hành khách bị chết trong tàu bay và thi thể đã được đưa khỏi tàu bay;
đ) Hành lý được vận chuyển như hàng hóa;
e) Các trường hợp bất khả kháng.

Hành lý của mỗi hành khách phải được vận chuyển cùng với hành khách trên một chuyến bay, trừ các trường hợp sau đây:

- Vận chuyển hành lý thất lạc;

- Hành lý bị giữ lại vì lý do an toàn của chuyến bay;

- Vận chuyển túi ngoại giao, túi lãnh sự;

- Hành khách bị chết trong tàu bay và thi thể đã được đưa khỏi tàu bay;

- Hành lý được vận chuyển như hàng hóa;

- Các trường hợp bất khả kháng.

Vận chuyển hành lý bằng đường hàng không có bắt buộc phải được vận chuyển cùng với hành khách không?

Vận chuyển hành lý bằng đường hàng không có bắt buộc phải được vận chuyển cùng với hành khách không? (Hình từ Internet)

Hợp đồng vận chuyển hành lý bằng đường hàng không là gì?

Căn cứ vào Điều 143 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 (được sửa đổi bởi khoản 39 Điều 1 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi 2014) quy định về hợp đồng vận chuyển hành lý bằng đường hàng không như sau:

Hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý
1. Hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý bằng đường hàng không là sự thoả thuận giữa người vận chuyển và hành khách, theo đó người vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đến và hành khách phải thanh toán giá dịch vụ vận chuyển.
2. Vé hành khách, Điều lệ vận chuyển, bảng giá dịch vụ vận chuyển và các thoả thuận khác bằng văn bản giữa hai bên là tài liệu của hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý.

Như vậy, hợp đồng vận chuyển hành lý bằng đường hàng không là sự thoả thuận giữa người vận chuyển và hành khách, theo đó người vận chuyển chuyên chở hành lý đến địa điểm đến và hành khách phải thanh toán giá dịch vụ vận chuyển.

- Vé hành khách, Điều lệ vận chuyển, bảng giá dịch vụ vận chuyển và các thoả thuận khác bằng văn bản giữa hai bên là tài liệu của hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý.

Thẻ hành lý được cấp cho hành khách khi nào?

Căn cứ vào Điều 144 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định về thẻ hành lý như sau:

Vé hành khách, thẻ hành lý
1. Vé hành khách là chứng từ vận chuyển hành khách bằng đường hàng không và là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng, các điều kiện của hợp đồng. Vé hành khách được xuất cho cá nhân hoặc tập thể bao gồm các nội dung sau đây:
a) Địa điểm xuất phát và địa điểm đến;
b) Chỉ dẫn ít nhất một địa điểm dừng thoả thuận trong trường hợp vận chuyển có địa điểm xuất phát và địa điểm đến ở lãnh thổ của cùng một quốc gia và có một hoặc nhiều địa điểm dừng thoả thuận ở lãnh thổ của quốc gia khác.
2. Phương tiện lưu giữ thông tin về nội dung quy định tại khoản 1 Điều này có thể thay thế cho việc xuất vé hành khách; trường hợp các phương tiện đó được sử dụng thì người vận chuyển có trách nhiệm thông báo cho hành khách về việc cung cấp bản ghi thông tin đã được lưu giữ.
3. Người vận chuyển phải cấp cho hành khách thẻ hành lý đối với mỗi kiện hành lý ký gửi.
4. Việc giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý mà thiếu một hoặc một số nội dung quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này không ảnh hưởng đến sự tồn tại và giá trị pháp lý của hợp đồng.

Như vậy, người vận chuyển phải cấp cho hành khách thẻ hành lý đối với mỗi kiện hành lý ký gửi.

Việc giao kết hợp đồng vận chuyển hành lý mà thiếu một hoặc một số nội dung quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 144 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 không ảnh hưởng đến sự tồn tại và giá trị pháp lý của hợp đồng.

Việc thanh lý hành lý vận chuyển bằng đường hàng không được thực hiện khi nào?

Căn cứ vào Điều 150 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định về thanh lý hành lý vận chuyển bằng đường hàng không như sau:

Thanh lý hành lý
1. Hành lý được thanh lý trong trường hợp không có người nhận trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày hành lý được vận chuyển đến địa điểm đến; hành lý mau hỏng có thể được thanh lý trước thời hạn này.
2. Thủ tục thanh lý hành lý được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 142 của Luật này.

Dẫn chiếu đến Điều 142 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định như sau:

Thanh lý hàng hóa
1. Hàng hóa được thanh lý trong trường hợp người nhận hàng từ chối nhận hàng hoặc hàng hóa không thể giao cho người nhận hàng mà người gửi hàng từ chối nhận lại hàng hoặc không trả lời về việc nhận lại hàng trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày người vận chuyển thông báo cho người gửi hàng; hàng hóa mau hỏng có thể được thanh lý trước thời hạn này.
2. Số tiền thu được từ việc thanh lý hàng hóa sau khi đã trừ các chi phí liên quan đến việc vận chuyển, cất giữ và thanh lý hàng hóa phải được trả lại cho người có quyền nhận; nếu hết thời hạn một trăm tám mươi ngày, kể từ ngày thanh lý hàng hóa, mà người có quyền nhận không đến nhận thì số tiền còn lại phải nộp vào ngân sách nhà nước.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định thủ tục thanh lý hàng hóa.

Như vậy, hành lý vận chuyển bằng đường hàng không được thanh lý trong trường hợp không có người nhận trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày hành lý được vận chuyển đến địa điểm đến; hành lý mau hỏng có thể được thanh lý trước thời hạn này.

- Thủ tục thanh lý hành lý được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 142 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 nêu trên.

Vận chuyển hành lý
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Khi vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển việc mất mát, hư hỏng đồ vật quý, tài sản có giá trị khác quy định thế nào?
Pháp luật
Vận chuyển hành lý bằng đường hàng không có bắt buộc phải được vận chuyển cùng với hành khách không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vận chuyển hành lý
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
1,928 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vận chuyển hành lý

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vận chuyển hành lý

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào