Văn bằng bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp được cấp cho nhiều người thì xác định quyền sở hữu công nghiệp như thế nào?

Cho tôi hỏi các cá nhân cùng nhau đầu tư để tạo ra kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm và cùng nhau thực hiện đăng ký để được cấp bằng bảo hộ thì quyền ở hữu công nghiệp được xác định ra sao? Việc trả lương cho tác giả tạo ra kiểu dáng công nghiệp được thực hiện trong thời hạn bao nhiêu ngày? Câu hỏi của chị Như từ TP.HCM.

Các cá nhân cùng nhau đầu tư để tạo ra kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm thì có được cùng đăng ký bảo hộ hay không?

Căn cứ Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 25 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) quy định về quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí như sau:

Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
1. Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:
a) Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình;
b) Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen cung cấp nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen theo hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc trường hợp quy định tại Điều 86a của Luật này.
2. Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký quy định tại Điều này có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.

Theo đó, nếu các cá nhân cùng nhau đầu tư để tạo ra kiểu dáng sản phẩm thì các cá nhân đó đều có quyền đăng ký bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp đó nếu tất cả cá nhân đầu tư đều đồng ý.

Văn bằng bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp được cấp cho nhiều người thì xác định quyền sở hữu công nghiệp như thế nào?

Văn bằng bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp được cấp cho nhiều người thì xác định quyền sở hữu công nghiệp như thế nào? (Hình từ Internet)

Văn bằng bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp được cấp cho nhiều người thì xác định quyền sở hữu công nghiệp như thế nào?

Căn cứ Điều 33 Nghị định 65/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 23/08/2023) quy định về chủ thể quyền sở hữu công nghiệp như sau:

Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp
1. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp bao gồm tổ chức, cá nhân sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp quy định tại Điều 121 của Luật Sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.
2. Trong trường hợp văn bằng bảo hộ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được cấp chung cho nhiều tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 86, khoản 5 Điều 87 và khoản 3 Điều 90 của Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung của các tổ chức, cá nhân đó. Các chủ sở hữu chung thực hiện quyền sở hữu theo quy định của pháp luật dân sự.

Như vậy, trong trường hợp văn bằng bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp được cấp chung cho nhiều cá nhân thì quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung của các cá nhân này.

Các chủ sở hữu chung thực hiện quyền sở hữu theo quy định của pháp luật dân sự.

Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:

Căn cứ Điều 15 Nghị định 103/2006/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 23/08/2023) quy định về chủ thể quyền sở hữu công nghiệp như sau:

Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp

1. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp bao gồm tổ chức, cá nhân sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp quy định tại Điều 121 của Luật Sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí quy định tại Điều 122 của Luật Sở hữu trí tuệ.

2. Trong trường hợp văn bằng bảo hộ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được cấp chung cho nhiều tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 3 Điều 86, khoản 5 Điều 87 và khoản 2 Điều 90 của Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung của các tổ chức, cá nhân đó. Các chủ sở hữu chung thực hiện quyền sở hữu theo quy định của pháp luật dân sự.

Như vậy, trong trường hợp văn bằng bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp được cấp chung cho nhiều cá nhân thì quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung của các cá nhân này. Các chủ sở hữu chung thực hiện quyền sở hữu theo quy định của pháp luật dân sự.

Các chủ sở hữu đối với kiểu dáng công công nghiệp cần thanh toán tiền thù lao cho tác giả trong thời hạn bao nhiêu ngày?

Theo quy định tại Điều 35 Nghị định 65/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 23/08/2023) về quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí như sau:

Quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
1. Quyền nhân thân của tác giả quy định tại khoản 2 Điều 122 của Luật Sở hữu trí tuệ được bảo hộ vô thời hạn.
2. Quyền nhận thù lao của tác giả quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật Sở hữu trí tuệ được bảo hộ trong suốt thời hạn bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.
3. Nếu giữa chủ sở hữu và tác giả không có thỏa thuận khác, việc thanh toán tiền thù lao phải được thực hiện không muộn hơn 30 ngày, kể từ ngày chủ sở hữu nhận được tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng hoặc không muộn hơn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính nếu thù lao trả cho tác giả được tính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 135 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Theo đó, nếu giữa chủ sở hữu và tác giả không có thỏa thuận khác, việc thanh toán tiền thù lao phải được thực hiện không muộn hơn 30 ngày, kể từ ngày chủ sở hữu nhận được tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng.

Hoặc không muộn hơn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính nếu thù lao trả cho tác giả được tính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 135 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:

Căn cứ Điều 18 Nghị định 103/2006/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 23/08/2023) quy định về quyền của tác giả kiểu dáng công nghiệp như sau:

Quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí

1. Quyền nhân thân của tác giả quy định tại khoản 2 Điều 122 của Luật Sở hữu trí tuệ được bảo hộ vô thời hạn.

2. Quyền nhận thù lao của tác giả quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật Sở hữu trí tuệ được bảo hộ trong suốt thời hạn bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.

3. Nếu giữa chủ sở hữu và tác giả không có thoả thuận khác, việc thanh toán tiền thù lao phải được thực hiện không muộn hơn ba mươi ngày, kể từ ngày chủ sở hữu nhận được tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng hoặc kể từ ngày chủ sở hữu thu được lợi sau mỗi đợt sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; nếu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được sử dụng liên tục thì mỗi đợt thanh toán không được quá sáu tháng, kể từ ngày kết thúc đợt thanh toán trước.

4. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết và hướng dẫn cách xác định tiền làm lợi do sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.

Theo đó, nếu giữa chủ sở hữu và tác giả không có thoả thuận khác, việc thanh toán tiền thù lao phải được thực hiện không muộn hơn ba mươi ngày, kể từ ngày chủ sở hữu nhận được tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng hoặc kể từ ngày chủ sở hữu thu được lợi sau mỗi đợt sử dụng kiểu dáng công nghiệp.

Nếu kiểu dáng công nghiệp được sử dụng liên tục thì mỗi đợt thanh toán không được quá sáu tháng, kể từ ngày kết thúc đợt thanh toán trước.

Quyền sở hữu công nghiệp Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Quyền sở hữu công nghiệp:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như thế nào?
Pháp luật
Đơn La Hay có nguồn gốc Việt Nam là gì? Thủ tục xử lý Đơn La Hay có nguồn gốc Việt Nam nộp qua cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp?
Pháp luật
Quyền sở hữu công nghiệp có phải là quyền sở hữu trí tuệ không? Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở nào?
Pháp luật
Tên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải đăng ký thay đổi tên trong thời hạn bao lâu?
Pháp luật
Mẫu Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định là mẫu nào?
Pháp luật
Tên chi nhánh của hợp tác xã được đặt như thế nào? Có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài không?
Pháp luật
Hàng hóa xâm phạm Quyền sở hữu công nghiệp là gì? Căn cứ xác định giá trị hàng hóa xâm phạm Quyền sở hữu công nghiệp?
Pháp luật
Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được gửi cho cơ quan nào theo quy định hiện hành?
Pháp luật
Hành vi nào bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng? Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng có phụ thuộc vào thủ tục đăng ký không?
Pháp luật
Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập dựa trên cơ sở nào? Phạm vi quyền đối với tên thương mại?
Pháp luật
Nghị định 65/2023/NĐ-CP về xác lập quyền sở hữu công nghiệp được hướng dẫn thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quyền sở hữu công nghiệp
2,220 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quyền sở hữu công nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quyền sở hữu công nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào