Văn bản yêu cầu định giá tài sản có các nội dung nào? Tiếp nhận và triển khai yêu cầu định giá tài sản được tiến hành thực hiện ra sao?
- Văn bản yêu cầu định giá tài sản trong vụ án hình sự có các nội dung nào? Tiếp nhận và triển khai yêu cầu định giá tài sản được tiến hành thực hiện ra sao?
- Trường hợp việc định giá tài sản là hàng cấm phải dựa vào căn cứ nào để xác định?
- Ai phê duyệt kế hoạch định giá tài sản theo quy định hiện nay?
Văn bản yêu cầu định giá tài sản trong vụ án hình sự có các nội dung nào? Tiếp nhận và triển khai yêu cầu định giá tài sản được tiến hành thực hiện ra sao?
Văn bản yêu cầu định giá tài sản có các nội dung nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ theo Điều 215 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định yêu cầu định giá tài sản như sau:
Yêu cầu định giá tài sản
1. Khi cần xác định giá của tài sản để giải quyết vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra văn bản yêu cầu định giá tài sản.
2. Văn bản yêu cầu định giá tài sản có các nội dung:
a) Tên cơ quan yêu cầu định giá; họ tên người có thẩm quyền yêu cầu định giá;
b) Tên Hội đồng định giá tài sản được yêu cầu;
c) Thông tin và đặc điểm của tài sản cần định giá;
d) Tên tài liệu có liên quan (nếu có);
đ) Nội dung yêu cầu định giá tài sản;
e) Ngày, tháng, năm yêu cầu định giá tài sản, thời hạn trả kết luận định giá tài sản.
3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra văn bản yêu cầu định giá tài sản, cơ quan yêu cầu định giá phải giao hoặc gửi văn bản yêu cầu định giá tài sản, hồ sơ, đối tượng yêu cầu định giá tài sản cho Hội đồng định giá tài sản được yêu cầu; gửi văn bản yêu cầu định giá tài sản cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.
4. Việc yêu cầu định giá tài sản để giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Đồng thời theo Điều 5 Thông tư 30/2020/TT-BTC quy định về việc tiếp nhận và triển khai yêu cầu định giá tài sản như sau:
Tiếp nhận và triển khai yêu cầu định giá tài sản
1. Khi nhận được yêu cầu định giá, cơ quan được yêu cầu định giá tiến hành rà soát ngay hồ sơ, tài liệu để xác định rõ yêu cầu định giá, các thông tin cần thiết liên quan đến tài sản yêu cầu định giá và thời gian trả kết quả định giá; trên cơ sở đó, có văn bản trao đổi lại ngay với cơ quan yêu cầu định giá về những nội dung chưa rõ trong văn bản và hồ sơ, tài liệu yêu cầu định giá (nếu cần thiết). Trường hợp từ chối thành lập Hội đồng định giá, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu định giá, cơ quan nhận được yêu cầu định giá phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do từ chối cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng biết.
Đối với tài sản định giá là bất động sản, dự án bất động sản, cơ quan được yêu cầu định giá phải rà soát và trao đổi với cơ quan yêu cầu định giá làm rõ các thời điểm định giá gắn với quy hoạch sử dụng đất, thiết kế đô thị (nếu có).
2. Thời gian tiếp nhận yêu cầu định giá tính từ thời điểm cơ quan được yêu cầu định giá nhận được văn bản yêu cầu định giá tài sản kèm theo đầy đủ hồ sơ, tài liệu quy định tại Điều 4 Thông tư này.
Trường hợp không đủ hồ sơ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu định giá, cơ quan được yêu cầu định giá có văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bổ sung đầy đủ hồ sơ, tài liệu cần thiết. Trong trường hợp này, thời gian tiếp nhận yêu cầu định giá tính từ thời điểm cơ quan được yêu cầu định giá nhận đầy đủ hồ sơ, tài liệu bổ sung.
Theo đó, Văn bản yêu cầu định giá tài sản có các nội dung:
- Tên cơ quan yêu cầu định giá; họ tên người có thẩm quyền yêu cầu định giá;
- Tên Hội đồng định giá tài sản được yêu cầu;
- Thông tin và đặc điểm của tài sản cần định giá;
- Tên tài liệu có liên quan (nếu có);
- Nội dung yêu cầu định giá tài sản;
- Ngày, tháng, năm yêu cầu định giá tài sản, thời hạn trả kết luận định giá tài sản.
Bên cạnh đó, khi nhận được yêu cầu định giá, cơ quan được yêu cầu định giá tiến hành rà soát ngay hồ sơ, tài liệu để xác định rõ yêu cầu định giá, các thông tin cần thiết liên quan đến tài sản yêu cầu định giá và thời gian trả kết quả định giá.
Trên cơ sở đó, có văn bản trao đổi lại ngay với cơ quan yêu cầu định giá về những nội dung chưa rõ trong văn bản và hồ sơ, tài liệu yêu cầu định giá (nếu cần thiết).
Trường hợp việc định giá tài sản là hàng cấm phải dựa vào căn cứ nào để xác định?
Tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 30/2018/NĐ-CP quy định thì:
Căn cứ định giá tài sản
...
2. Việc định giá tài sản là hàng cấm phải dựa trên ít nhất một trong các căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau:
a) Giá mua bán thu thập được trên thị trường không chính thức tại thời điểm và tại nơi tài sản là hàng cấm được yêu cầu định giá hoặc tại địa phương khác;
b) Giá ghi trên hợp đồng hoặc hóa đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu hàng cấm (nếu có);
c) Giá do doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp;
d) Giá thị trường trong khu vực hoặc thế giới của hàng cấm do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thông báo hoặc cung cấp thông tin;
đ) Giá niêm yết, giá ghi trên hợp đồng hoặc hóa đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu của tài sản tương tự được phép kinh doanh, lưu hành, sử dụng tại Việt Nam;
e) Giá thị trường trong khu vực và thế giới của tài sản tương tự được phép kinh doanh, lưu hành, sử dụng tại các thị trường này;
g) Các căn cứ khác giúp xác định giá trị của tài sản cần định giá do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự cung cấp và chịu trách nhiệm về tính chính xác, tin cậy của các căn cứ này.
Ai phê duyệt kế hoạch định giá tài sản theo quy định hiện nay?
Theo Điều 9 Thông tư 30/2020/TT-BTC quy định về lập kế hoạch định giá tài sản như sau:
Lập kế hoạch định giá tài sản
1. Trước khi tiến hành định giá tài sản, Hội đồng định giá tiến hành lập kế hoạch định giá tài sản gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Xác định nội dung yêu cầu định giá tài sản.
b) Xác định các chính sách, văn bản pháp luật, phương pháp định giá áp dụng cho việc định giá tài sản.
c) Xác định dữ liệu, thông tin cần thiết cho việc định giá tài sản, xác định các tài liệu đã có sẵn, các tài liệu còn thiếu cần yêu cầu cơ quan có tham quyền tiến hành tố tụng bổ sung, các tài liệu cần khảo sát, thu thập phục vụ cho việc định giá tài sản.
d) Xác định thời hạn cần thiết cho việc định giá tài sản, xác định trình tự thực hiện các nhiệm vụ phục vụ việc định giá tài sản và tiến độ thực hiện.
đ) Lập phương án phân công nhiệm vụ cụ thể đối với thành viên Hội đồng, Tổ giúp việc (nếu có).
e) Xác định nội dung công việc cần thuê doanh nghiệp thẩm định giá, thuê tổ chức, cá nhân có kinh nghiệm tư vấn về giám định tình trạng kinh tế - kỹ thuật và các nội dung liên quan phục vụ việc định giá tài sản (nếu cần thiết).
g) Lập dự toán chi phí định giá tài sản theo quy định.
h) Lập chương trình, kế hoạch tổ chức các cuộc họp của Hội đồng định giá và các nội dung khác (nếu có).
2. Chủ tịch Hội đồng định giá phê duyệt kế hoạch định giá tài sản. Trong quá trình triển khai thực hiện, Chủ tịch Hội đồng định giá phê duyệt điều chỉnh kế hoạch phù hợp thực tiễn phát sinh (nếu cần thiết).
Như vậy, Chủ tịch Hội đồng định giá phê duyệt kế hoạch định giá tài sản. Trong quá trình triển khai thực hiện, Chủ tịch Hội đồng định giá phê duyệt điều chỉnh kế hoạch phù hợp thực tiễn phát sinh (nếu cần thiết).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?