Văn bản thông báo lưu giữ tàu biển nước ngoài có cần gửi cho chính quyền mà tàu biển đó mang cờ không?

Em ơi cho anh hỏi: Đối với văn bản thông báo lưu giữ tàu biển nước ngoài hoạt động trong vùng nước cảng biển Việt Nam thì có cần gửi cho chính quyền mà tàu biển đó mang cờ không? Hay chỉ cần gửi cho thuyền trưởng là được? Câu hỏi của anh Minh Huy đến từ tỉnh Hải Phòng.

Văn bản thông báo lưu giữ tàu biển nước ngoài có cần gửi cho chính quyền mà tàu biển đó mang cờ không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 07/2018/TT-BGTVT quy định về thông báo lưu giữ tàu biển, dừng kiểm tra và thả tàu biển như sau:

Thông báo lưu giữ tàu biển, dừng kiểm tra và thả tàu biển
1. Trong trường hợp lưu giữ tàu biển hoặc dừng kiểm tra, Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển thông báo ngay cho chính quyền tàu biển mang cờ và các bên có liên quan biết bằng văn bản. Sau khi tàu biển đã được khắc phục các khiếm khuyết nghiêm trọng, thỏa mãn các yêu cầu của công ước, Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển kiểm tra lại và thông báo cho chính quyền tàu biển mang cờ, các bên liên quan về việc thả tàu biển.
2. Các khiếm khuyết nghiêm trọng dẫn đến lưu giữ tàu biển quy định cụ thể tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Thông báo dừng kiểm tra theo mẫu quy định tại sổ tay hướng dẫn kiểm tra nhà nước cảng biển (PSC Manual) của Tokyo MOU.

Như vậy trong trường hợp lưu giữ tàu biển hoặc dừng kiểm tra, Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển thông báo ngay cho chính quyền tàu biển mang cờ và các bên có liên quan biết bằng văn bản.

Tàu biển

Tàu biển (Hình từ Internet)

Việc khắc phục khiếm khuyết đối với tàu biển nước ngoài chưa thỏa yêu cầu thì xử lý như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Thông tư 07/2018/TT-BGTVT quy định về kiểm tra lại như sau:

Kiểm tra lại
1. Sau khi tàu biển đã khắc phục xong các khiếm khuyết, thuyền trưởng thông báo cho Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển để tổ chức xuống tàu biển kiểm tra lại. Trong trường hợp các khiếm khuyết đã được khắc phục thỏa mãn theo quy định của công ước, Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển ghi kết quả vào biên bản kiểm tra.
2. Trong trường hợp việc khắc phục các khiếm khuyết chưa thỏa mãn, Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển yêu cầu tàu biển tiếp tục khắc phục.
3. Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển được sử dụng hình ảnh làm bằng chứng về việc khắc phục khiếm khuyết của tàu biển thay thế cho việc kiểm tra lại trực tiếp dưới tàu biển.

Như vậy trong trường hợp việc khắc phục các khiếm khuyết chưa thỏa mãn, Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển yêu cầu tàu biển tiếp tục khắc phục.

Các khiếm khuyết nghiêm trọng có thể dẫn đến lưu giữ tàu biển nước ngoài theo Công ước Solas được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Mục 1 Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư 07/2018/TT-BGTVT quy định như sau:

Các khiếm khuyết nghiêm trọng có thể dẫn đến lưu giữ tàu biển theo quy định của các công ước, bao gồm:
1. Theo Công ước Solas
a) Chân vịt và các trang thiết bị chính, thiết bị điện bị hỏng;
b) Buồng máy bẩn, khối lượng lẫn dầu trong két vượt quá giới hạn; hệ thống đường ống bao gồm cả ống thoát khí xả trong buồng máy dính dầu; vận hành bơm các két lắng không phù hợp;
c) Máy phát điện sự cố, đèn, bình ắc quy và các công tắc hư hỏng;
d) Hệ thống máy lái chính và phụ hư hỏng;
đ) Thiết bị cứu sinh cá nhân, xuồng cứu sinh và hệ thống thu hạ thiếu hoặc bị hỏng;
e) Hệ thống báo cháy, hệ thống báo động, trang thiết bị chữa cháy, hệ thống chữa cháy cố định, van thông khí, hệ thống lưới ngăn lửa, các van đóng nhanh bị hỏng, thiếu hoặc không phù hợp;
g) Hệ thống chữa cháy trên boong của tàu dầu bị thiếu hoặc hỏng;
h) Báo hiệu âm thanh, hình dạng và đèn bị thiếu hoặc hỏng;
i) Trang thiết bị thông tin liên lạc phục vụ khẩn cấp và an toàn bị thiếu hoặc hỏng;
k) Thiết bị hành hải bị thiếu hoặc hỏng;
l) Thiếu hải đồ đã hiệu chỉnh và các tài liệu cần thiết cho chuyến đi;
m) Thiếu hệ thống ngăn lửa thông gió buồng bơm hàng;
n) Các khiếm khuyết nghiêm trọng được liệt kê trong Phụ lục 7 của Công ước Solas;
o) Số lượng, bố trí hay chứng chỉ của thuyền viên không tuân theo Giấy chứng nhận định biên an toàn.
p) Không tuân thủ hoặc không thực hiện chương trình kiểm tra nâng cao theo yêu cầu của Điều XI-1/2 Công ước Solas và Nghị quyết A.744(18);
q) Thiếu hoặc hỏng Thiết bị ghi dữ liệu hành trình.

Như vậy các khiếm khuyết nghiêm trọng có thể dẫn đến lưu giữ tàu biển nước ngoài theo Công ước Solas được quy định như trên.

Tàu biển nước ngoài
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng khi đăng ký tại Việt Nam thì bị giới hạn về tuổi như thế nào?
Pháp luật
Có phải đăng ký thuyền viên tại Việt Nam đối với thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nước ngoài không?
Pháp luật
Kiểm tra ban đầu đối với tàu biển nước ngoài hoạt động trong vùng nước cảng biển Việt Nam sẽ kiểm tra những nội dung gì?
Pháp luật
Khi xuống tàu biển nước ngoài kiểm tra thì Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển phải tuân thủ những quy định nào?
Pháp luật
Văn bản thông báo lưu giữ tàu biển nước ngoài có cần gửi cho chính quyền mà tàu biển đó mang cờ không?
Pháp luật
Đối với tàu biển của quốc gia không phải là thành viên của công ước thì Việt Nam có được quyền thực hiện kiểm tra không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tàu biển nước ngoài
546 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tàu biển nước ngoài
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: