Đối với tàu biển của quốc gia không phải là thành viên của công ước thì Việt Nam có được quyền thực hiện kiểm tra không?
Đối với tàu biển của quốc gia không phải là thành viên của công ước thì Việt Nam có được quyền thực hiện kiểm tra không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Thông tư 07/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Tàu biển của quốc gia không phải là thành viên công ước
1. Không có bất kỳ ưu tiên nào cho tàu biển của quốc gia không phải là thành viên của công ước.
2. Đối với tàu biển của quốc gia không phải là thành viên của công ước và không có Giấy chứng nhận theo công ước, Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển căn cứ theo các quy định của công ước để đánh giá thuyền viên và tàu biển đủ điều kiện an toàn cho chuyến đi.
3. Trong trường hợp thuyền viên và tàu biển có Giấy chứng nhận khác với yêu cầu của công ước, Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển xem xét nội dung của các Giấy chứng nhận này khi đánh giá tình trạng tàu biển.
Như vậy đối với tàu biển của quốc gia không phải là thành viên của công ước và không có Giấy chứng nhận theo công ước, Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển căn cứ theo các quy định của công ước để đánh giá thuyền viên và tàu biển đủ điều kiện an toàn cho chuyến đi.
Chính vì vậy mà các tàu biển của quốc gia không phải là thành viên nếu thuộc các trường hợp phải kiểm tra thì Việt Nam vẫn có quyền thực hiện kiểm tra đối với các tàu biển này.
Tàu biển của quốc gia
Khi kiểm tra tàu biển nước ngoài mà các bên có khiếu nại thì quy trình giải quyết thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Thông tư 07/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Giải quyết khiếu nại
1. Thuyền trưởng, chủ tàu biển, tổ chức đăng kiểm hoặc các tổ chức, cá nhân có liên quan có quyền khiếu nại về việc lưu giữ tàu biển của Cảng vụ hàng hải. Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển phải thông báo cho thuyền trưởng về quyền được khiếu nại này tại thời điểm lập biên bản kiểm tra. Việc khiếu nại không ảnh hưởng tới quyết định lưu giữ tàu biển.
2. Sau khi kết thúc kiểm tra, trong trường hợp thuyền trưởng, chủ tàu biển, tổ chức đăng kiểm hoặc các tổ chức, cá nhân có liên quan không thỏa mãn với kết quả kiểm tra của Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển, các bên có quyền khiếu nại về kết quả kiểm tra của Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển. Quy trình khiếu nại được thực hiện như sau:
a) Thuyền trưởng, chủ tàu biển, tổ chức đăng kiểm hoặc các tổ chức, cá nhân có liên quan gửi khiếu nại trực tiếp đến Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển về những nội dung không thỏa mãn, nêu cụ thể các quy định của công ước để chứng minh khiếu nại của mình là đúng. Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển tiếp nhận các khiếu nại, báo cáo Giám đốc Cảng vụ hàng hải trước khi trả lời cho thuyền trưởng, chủ tàu biển, tổ chức đăng kiểm hoặc các tổ chức, cá nhân có liên quan. Thời hạn trả lời tối đa không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
b) Sau khi nhận được văn bản trả lời của Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển, nếu thuyền trưởng, chủ tàu biển, tổ chức đăng kiểm hoặc các tổ chức, cá nhân có liên quan chưa thỏa mãn thì có quyền tiếp tục gửi khiếu nại đến Cục Hàng hải Việt Nam. Cục Hàng hải Việt Nam xem xét giải quyết và trả lời trong vòng 60 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
c) Trong trường hợp không thỏa mãn với kết quả giải quyết của Cục Hàng hải Việt Nam, thuyền trưởng, chủ tàu biển, tổ chức đăng kiểm hoặc các tổ chức, cá nhân có liên quan có quyền tiếp tục gửi khiếu nại tới Ban thư ký Tokyo MOU, kết quả giải quyết của Ban thư ký Tokyo MOU là kết quả cuối cùng.
Như vậy khi kiểm tra tàu biển nước ngoài mà các bên có khiếu nại thì quy trình giải quyết thực hiện như quy định trên.
Kiểm tra tàu biển nước ngoài dưới công ước được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 18 Thông tư 07/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Tàu biển dưới công ước
1. Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển đánh giá sự phù hợp của các Giấy chứng nhận và tài liệu được cấp bởi Chính quyền tàu biển mang cờ hoặc tổ chức được công nhận. Trong trường hợp này, Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển giới hạn phạm vi kiểm tra nhằm mục đích khẳng định tàu biển tuân thủ theo Giấy chứng nhận và tài liệu được cấp.
2. Trong trường hợp các quy định không áp dụng cho tàu biển dưới công ước, Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển đánh giá mức độ thỏa mãn yêu cầu về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường có tính đến chiều dài của chuyến đi dự kiến, tính chất của chuyến đi, kích cỡ và loại tàu biển, trang thiết bị và tính chất của hàng hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?