Văn bản của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự cấp tỉnh được sử dụng con dấu của cơ quan nào? Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự cấp tỉnh có mấy Trưởng ban?
Văn bản của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự cấp tỉnh được sử dụng con dấu của cơ quan nào?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT-BTP-BCA-BTC-TANDTC-VKSNDTC quy định như sau:
Lấy số văn bản và sử dụng con dấu
1. Văn bản của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự tuân thủ đúng thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Văn bản của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự cấp tỉnh, cấp huyện được lấy số và sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, văn bản của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự cấp tỉnh được lấy số và sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
Văn bản của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự cấp tỉnh được sử dụng con dấu của cơ quan nào?
Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự cấp tỉnh có mấy Trưởng ban?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT-BTP-BCA-BTC-TANDTC-VKSNDTC quy định như sau:
Thành phần Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự, Tổ Thư ký
1. Thành phần Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự cấp tỉnh gồm có:
a) 01 Trưởng ban là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) 01 Phó Trưởng ban là Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự;
c) Các Thành viên gồm: Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Công an cấp tỉnh.
Ngoài thành phần nêu trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể yêu cầu đại diện Sở Nội vụ, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giao thông vận tải và mời đại diện Lãnh đạo Tòa án nhân dân, Bảo hiểm xã hội, Bộ Chỉ huy quân sự,
Đoàn Luật sư, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các cơ quan liên quan làm Thành viên Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự cấp tỉnh.
...
Theo đó, thành phần Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự cấp tỉnh gồm có:
- 01 Trưởng ban là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- 01 Phó Trưởng ban là Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự;
- Các Thành viên gồm: Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Công an cấp tỉnh.
- Ngoài thành phần nêu trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể yêu cầu đại diện Sở Nội vụ, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giao thông vận tải và mời đại diện Lãnh đạo Tòa án nhân dân, Bảo hiểm xã hội, Bộ Chỉ huy quân sự,
- Đoàn Luật sư, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các cơ quan liên quan làm Thành viên Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự cấp tỉnh.
Do đó, thành phần Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự cấp tỉnh gồm có 01 Trưởng ban là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự cấp tỉnh có phải báo cáo cơ quan nào về từng vụ việc cưỡng chế thi hành án dân sự?
Theo Điều 11 Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT-BTP-BCA-BTC-TANDTC-VKSNDTC quy định như sau:
Chế độ thông tin, báo cáo của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự
1. Kế hoạch chỉ đạo giải quyết các việc thi hành án dân sự theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này và ý kiến chỉ đạo của Trưởng Ban chỉ đạo thi hành án dân sự được gửi đến các Thành viên Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự, các cơ quan, tổ chức hữu quan biết để thực hiện.
2. Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp theo từng vụ việc cưỡng chế thi hành án dân sự.
Định kỳ 06 tháng, hàng năm, Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự cấp huyện báo cáo kết quả hoạt động với Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng thời gửi Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự cấp tỉnh, Cục Thi hành án dân sự; Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự cấp tỉnh báo cáo kết quả hoạt động với Ủy ban nhân dân cùng cấp, đồng thời gửi Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp.
Ban Chỉ đạo thi hành án báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự cấp tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo từng vụ việc cưỡng chế thi hành án dân sự.
Định kỳ 06 tháng, hàng năm, Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự cấp huyện báo cáo kết quả hoạt động với Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng thời gửi Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự cấp tỉnh, Cục Thi hành án dân sự; Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự cấp tỉnh báo cáo kết quả hoạt động với Ủy ban nhân dân cùng cấp, đồng thời gửi Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp.
Ban Chỉ đạo thi hành án báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?