Văn bản chấp thuận tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần từ việc thặng dư vốn cổ phần có hiệu lực từ khi nào?
- Hồ sơ đề nghị tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần từ việc thặng dư vốn cổ phần bao gồm những giấy tờ gì?
- Trình tự, thủ tục chấp thuận tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần từ việc thặng dư vốn cổ phần được tiến hành như thế nào?
- Văn bản chấp thuận tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần từ việc thặng dư vốn cổ phần có hiệu lực từ khi nào?
Hồ sơ đề nghị tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần từ việc thặng dư vốn cổ phần bao gồm những giấy tờ gì?
Việc thay đổi của ngân hàng thương mại được quy định tại Điều 2 Thông tư 50/2018/TT-NHNN như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Ngân hàng thương mại.
2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại Thông tư này.
Theo đó, ngân hàng thương mại có thể đề nghị tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần từ việc thặng dư vốn cổ phần theo quy định pháp luật.
Hồ sơ đề nghị tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần từ việc thặng dư vốn cổ phần được quy định tại Điều 11 Thông tư 50/2018/TT-NHNN cụ thể như sau:
Hồ sơ đề nghị gồm:
- Văn bản đề nghị, trong đó tối thiểu bao gồm các nội dung sau:
+ Sự cần thiết của việc tăng mức vốn điều lệ;
+ Mức vốn điều lệ hiện tại, trong đó nêu rõ số lượng cổ phần phổ thông, số lượng từng loại cổ phần ưu đãi và số lượng cổ phiếu quỹ; mức vốn điều lệ dự kiến tăng;
+ Nguồn sử dụng để tăng vốn điều lệ;
+ Thời gian dự kiến hoàn thành việc tăng vốn điều lệ;
- Nghị quyết hoặc quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần từ trái phiếu chuyển đổi, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận để lại và các quỹ khác theo quy định của pháp luật;
- Phương án tăng mức vốn điều lệ quy định tại điểm b khoản này tối thiểu phải có các nội dung sau:
+ Kế hoạch chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, gồm: Các thông tin về trái phiếu chuyển đổi đã phát hành: số lượng trái phiếu, mệnh giá trái phiếu, thời hạn trái phiếu;
+ Các thông tin dự kiến chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu: số lượng trái phiếu, mệnh giá trái phiếu, tỷ lệ chuyển đổi (trường hợp tăng vốn điều lệ từ việc chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông);
+ Thông tin về quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận để lại và các quỹ khác được xác định theo kết quả kiểm toán của kiểm toán độc lập;
+ Thông tin về số tiền từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận để lại và các quỹ khác được sử dụng để tăng vốn điều lệ (trường hợp tăng vốn điều lệ từ các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận để lại và các quỹ khác);
+ Danh sách cổ đông và tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông có tỷ lệ sở hữu từ 5% trở lên so với vốn cổ phần có quyền biểu quyết và so với vốn điều lệ thời điểm hiện tại và dự kiến sau khi tăng vốn;
+ Danh sách cổ đông và người có liên quan có tỷ lệ sở hữu cổ phần từ 20% trở lên so với vốn điều lệ thời điểm hiện tại và dự kiến sau khi tăng vốn.
+ Thông tin về tổng mức sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài hiện tại và dự kiến sau khi tăng vốn.
Lưu ý:
Các danh sách cổ đông và người có liên quan phải có thông tin định danh được quy định như sau:
Đối với cá nhân: Bao gồm các thông tin họ, tên, số thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp);
Đối với tổ chức: tên tổ chức, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, họ tên người đại diện theo pháp luật của tổ chức, số thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, ngày cấp, nơi cấp.
Văn bản chấp thuận tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần từ việc thặng dư vốn cổ phần có hiệu lực từ khi nào? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục chấp thuận tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần từ việc thặng dư vốn cổ phần được tiến hành như thế nào?
Trình tự, thủ tục chấp thuận tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần từ việc thặng dư vốn cổ phần được quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 50/2018/TT-NHNN cụ thể như sau:
- Ngân hàng thương mại lập hồ sơ gửi Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu ngân hàng thương mại bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
- Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận đề nghị tăng vốn điều lệ của ngân hàng thương mại; trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Văn bản chấp thuận tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần từ việc thặng dư vốn cổ phần có hiệu lực từ khi nào?
Văn bản chấp thuận tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần từ việc thặng dư vốn cổ phần được quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 50/2018/TT-NHNN cụ thể như sau;
Tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần từ việc chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận để lại và các quỹ khác theo quy định của pháp luật
...
3. Văn bản chấp thuận tăng mức vốn điều lệ có hiệu lực trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký.
...
Theo đó, văn bản chấp thuận tăng mức vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần từ việc thặng dư vốn cổ phần có hiệu lực trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thỏa thuận liên doanh tham gia đấu thầu dự án đầu tư công trình năng lượng chuẩn Thông tư 24?
- Noel là ngày gì? Noel là ngày 24 hay 25? Lễ Giáng sinh người lao động có được nghỉ làm để đi chơi Noel không?
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?