Ủy viên Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam bao gồm những ai? Có trách nhiệm, quyền hạn như thế nào?
Ủy viên Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam bao gồm những ai?
Theo khoản 4 Điều 1 Quyết định 910/QĐ-TTg năm 2019 về kiện toàn Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam quy định như sau:
Kiện toàn Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam, gồm các thành viên sau:
...
4. Các Ủy viên:
- Thứ trưởng Bộ Nội vụ;
- Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Thứ trưởng Bộ Tài chính;
- Thứ trưởng Bộ Y tế;
- Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Thứ trưởng Bộ Tư pháp;
- Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thứ trưởng Bộ Xây dựng;
- Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
- Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc;
- Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Mời đại diện lãnh đạo Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam tham gia.
Theo quy định nêu trên thì Ủy viên Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam bao gồm:
- Thứ trưởng Bộ Nội vụ;
- Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Thứ trưởng Bộ Tài chính;
- Thứ trưởng Bộ Y tế;
- Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Thứ trưởng Bộ Tư pháp;
- Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thứ trưởng Bộ Xây dựng;
- Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
- Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc;
- Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Mời đại diện lãnh đạo Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam tham gia.
Ủy viên Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam có trách nhiệm, quyền hạn như thế nào?
Theo Điều 7 Quy chế hoạt động của Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 62/QĐ-UBQGNCT năm 2014, cụ thể như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên Ủy ban Quốc gia
1. Tham mưu giúp chủ tịch Ủy ban Quốc gia xây dựng chương trình công tác và các hoạt động để thực hiện nhiệm vụ liên quan đến công tác người cao tuổi.
2. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện những nội dung liên quan về người cao tuổi thuộc chức năng, nhiệm vụ được phân công.
3. Có trách nhiệm tham gia đầy đủ các hoạt động của Ủy ban Quốc gia và báo cáo về công việc được phân công phụ trách. Định kỳ 6 tháng (trước ngày 30/6) và một năm (trước ngày 31/12) báo cáo Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về tiến độ, kết quả thực hiện các nội dung thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành, đoàn thể (thông qua Văn phòng Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam).
Theo đó, Ủy viên Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam có trách nhiệm, quyền hạn sau:
- Tham mưu giúp chủ tịch Ủy ban Quốc gia xây dựng chương trình công tác và các hoạt động để thực hiện nhiệm vụ liên quan đến công tác người cao tuổi.
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện những nội dung liên quan về người cao tuổi thuộc chức năng, nhiệm vụ được phân công.
- Có trách nhiệm tham gia đầy đủ các hoạt động của Ủy ban Quốc gia và báo cáo về công việc được phân công phụ trách.
Định kỳ 6 tháng (trước ngày 30/6) và một năm (trước ngày 31/12) báo cáo Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về tiến độ, kết quả thực hiện các nội dung thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành, đoàn thể (thông qua Văn phòng Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam).
Ủy viên Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam bao gồm những ai? Có trách nhiệm, quyền hạn như thế nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp Ủy viên Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam đi công tác từ 06 tháng trở lên thì giải quyết như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 8 Quy chế hoạt động của Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 62/QĐ-UBQGNCT năm 2014, cụ thể như sau:
Chế độ làm việc
...
2. Các thành viên Ủy ban Quốc gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; được hưởng chế độ do Chủ tịch Ủy ban Quốc gia quyết định theo quy định của pháp luật.
3. Thành viên Ủy ban Quốc gia đi công tác, học tập từ 06 tháng trở lên hoặc có sự thay đổi về nhân sự thì cơ quan chủ quản có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Ủy ban Quốc gia và cử người thay thế bằng văn bản (qua Văn phòng Ủy ban Quốc gia).
..
Như vậy, trường hợp Ủy viên Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam đi công tác từ 06 tháng trở lên thì cơ quan chủ quản có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Ủy ban Quốc gia và cử người thay thế bằng văn bản (qua Văn phòng Ủy ban Quốc gia).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?