Ủy viên Thường trực Ban Thư ký Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn gì? Cơ quan nào có quyền phê chuẩn việc bổ nhiệm Ủy viên Thường trực Ban Thư ký Quốc hội?
Ủy viên Thường trực Ban Thư ký Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 32/2023/UBTVQH15 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Thường trực Ban Thư ký, Ủy viên Ban Thư ký
1. Ủy viên Thường trực Ban Thư ký có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Làm đầu mối tham mưu tổng hợp phục vụ Tổng Thư ký Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Ban Thư ký;
b) Chủ trì tổng hợp, xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động của Ban Thư ký, các báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của Ban Thư ký trình Tổng Thư ký Quốc hội phê duyệt;
c) Chủ trì tham mưu tổ chức, chuẩn bị tài liệu các cuộc họp của Ban Thư ký;
d) Giúp Tổng Thư ký Quốc hội tập hợp, hệ thống hóa và công bố quy trình, thủ tục để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Thư ký Quốc hội, Ban Thư ký;
đ) Nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Ủy viên Ban Thư ký có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tham dự các cuộc họp của Ban Thư ký;
b) Trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thư ký theo sự phân công của Tổng Thư ký Quốc hội;
c) Giúp Tổng Thư ký Quốc hội giữ mối liên hệ công tác với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội mà mình trực tiếp tham mưu, phục vụ và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ Tổng Thư ký Quốc hội;
d) Được sử dụng bộ máy, công chức, viên chức, người lao động của vụ, đơn vị thuộc cơ quan mình trực tiếp phụ trách để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Ban Thư ký.
Theo đó, Ủy viên Thường trực Ban Thư ký Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Làm đầu mối tham mưu tổng hợp phục vụ Tổng Thư ký Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Ban Thư ký;
- Chủ trì tổng hợp, xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động của Ban Thư ký, các báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của Ban Thư ký trình Tổng Thư ký Quốc hội phê duyệt;
- Chủ trì tham mưu tổ chức, chuẩn bị tài liệu các cuộc họp của Ban Thư ký;
- Giúp Tổng Thư ký Quốc hội tập hợp, hệ thống hóa và công bố quy trình, thủ tục để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Thư ký Quốc hội, Ban Thư ký;
- Nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều này cụ thể:
+ Tham dự các cuộc họp của Ban Thư ký;
+ Trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thư ký theo sự phân công của Tổng Thư ký Quốc hội;
+ Giúp Tổng Thư ký Quốc hội giữ mối liên hệ công tác với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội mà mình trực tiếp tham mưu, phục vụ và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ Tổng Thư ký Quốc hội;
+ Được sử dụng bộ máy, công chức, viên chức, người lao động của vụ, đơn vị thuộc cơ quan mình trực tiếp phụ trách để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Ban Thư ký.
Ủy viên Thường trực Ban Thư ký Quốc hội (Hình từ Internet)
Ủy viên Thường trực Ban Thư ký Quốc hội có được kiêm nhiệm chức danh Vụ trưởng Vụ Thư ký của Văn phòng Quốc hội không?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 32/2023/UBTVQH15 quy định thành viên Ban Thư ký Quốc hội gồm:
Cơ cấu tổ chức của Ban Thư ký
1. Thành viên Ban Thư ký gồm:
a) Một Phó Tổng Thư ký Quốc hội Thường trực đồng thời là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;
b) Một Phó Tổng Thư ký Quốc hội đồng thời là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội;
c) Một Ủy viên Thường trực Ban Thư ký đồng thời là Vụ trưởng Vụ Thư ký của Văn phòng Quốc hội;
d) Các Ủy viên Ban Thư ký gồm 01 Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp và những người giữ chức vụ sau đây của Văn phòng Quốc hội:
(1) Vụ trưởng Vụ Dân tộc;
(2) Vụ trưởng Vụ Pháp luật;
(3) Vụ trưởng Vụ Tư pháp;
(4) Vụ trưởng Vụ Kinh tế;
(5) Vụ trưởng Vụ Tài chính, Ngân sách;
(6) Vụ trưởng Vụ Quốc phòng và An ninh;
(7) Vụ trưởng Vụ Văn hóa, Giáo dục;
(8) Vụ trưởng Vụ Xã hội
Theo đó, Ủy viên Thường trực Ban Thư ký Quốc hội được kiêm nhiệm chức danh Vụ trưởng Vụ Thư ký của Văn phòng Quốc hội.
Cơ quan nào có quyền phê chuẩn việc bổ nhiệm Ủy viên Thường trực Ban Thư ký Quốc hội?
Theo khoản 3 Điều 2 Nghị quyết 32/2023/UBTVQH15 quy định thành viên Ban Thư ký Quốc hội gồm:
Cơ cấu tổ chức của Ban Thư ký
...
2. Vụ Thư ký thuộc Văn phòng Quốc hội là bộ phận thường trực của Ban Thư ký.
3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Tổng Thư ký Quốc hội Thường trực, Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Ủy viên Thường trực Ban Thư ký, Ủy viên Ban Thư ký theo đề nghị của Tổng Thư ký Quốc hội.
4. Trường hợp người đứng đầu vụ, đơn vị thuộc cơ cấu Ủy viên Thường trực Ban Thư ký, Ủy viên Ban Thư ký chưa được bổ nhiệm thì Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội phân công người phụ trách vụ, đơn vị đó thực hiện nhiệm vụ của Ủy viên Thường trực Ban Thư ký, Ủy viên Ban Thư ký cho đến khi người đứng đầu vụ, đơn vị đó được bổ nhiệm.
Như vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm Ủy viên Thường trực Ban Thư ký Quốc hội theo đề nghị của Tổng Thư ký Quốc hội.
Lưu ý: Trường hợp người đứng đầu vụ, đơn vị thuộc cơ cấu Ủy viên Thường trực Ban Thư ký Quốc hội, chưa được bổ nhiệm thì Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội phân công người phụ trách vụ, đơn vị đó thực hiện nhiệm vụ của Ủy viên Thường trực Ban Thư ký Quốc hội cho đến khi người đứng đầu vụ, đơn vị đó được bổ nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ tháng 1 đến tháng 12 có bao nhiêu ngày? 1 năm có bao nhiêu tuần? 1 năm có bao nhiêu phút, giây?
- Cách ghi Mẫu 03 Báo cáo thành tích cá nhân theo Nghị định 98? Tải về file word Mẫu 03 Báo cáo thành tích cá nhân theo Nghị định 98?
- Lễ cúng Mùng 1 Tết Âm lịch là gì? Mùng 1 Tết rơi vào thứ mấy? Bao nhiêu ngày nữa đến mùng 1 Tết Âm lịch?
- Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được áp dụng trong trường hợp nào?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025 chính thức? Nghỉ Tết Dương lịch 2025 từ ngày mấy? Tết Dương lịch 2025 nghỉ mấy ngày?