Lễ cúng Mùng 1 Tết Âm lịch là gì? Mùng 1 Tết rơi vào thứ mấy? Bao nhiêu ngày nữa đến mùng 1 Tết Âm lịch?
Lễ cúng Mùng 1 Tết Âm lịch là gì?
Lễ nghi ngày Tết là một phần không thể thiếu trong văn hóa người Việt, không những mang ý nghĩa chào đón sự tốt lành của năm mới mà còn lưu giữ được truyền thống tốt đẹp của ông cha ta ngày xưa.
Mùng 1 Tết sẽ có lễ cúng gì?
Theo quan niệm dân gian, để bắt đầu một năm mới cần tiễn đưa năm cũ, điều này mang ý nghĩa những gì không thuận lợi, không vui vẻ của năm cũ sẽ được giữ lại và cầu mong một năm mới sẽ tốt đẹp, thuận lợi hơn.
Theo đó, vào sáng ngày mùng 1 Tết Âm lịch sẽ thực hiện lễ cúng Tân niên (lễ cúng năm mới) để cầu mong cho gia đình một năm an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Thường trong lễ cúng Tân niên, gia đình sẽ chuẩn bị mâm cúng bao gồm trái cây, bánh kẹo, xôi, gà, chè, rượu, vàng mã, nhang, đèn, hoa,… Tất cả được chuẩn bị chỉn chu, đầy đủ và bày biện đẹp mắt.
Như vậy, lễ cúng mùng 1 Tết Âm lịch là lễ cúng Tân niên, thường được diễn ra vào sáng ngày mùng 1 hằng năm.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Lễ cúng mùng 1 Tết Âm lịch là gì? Mùng 1 Tết rơi vào thứ mấy? Bao nhiêu ngày nữa đến mùng 1 Tết Âm lịch? (Hình từ Internet)
Mùng 1 Tết rơi vào thứ mấy? Bao nhiêu ngày nữa đến mùng 1 Tết Âm lịch?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định 08 ngày lễ lớn của Việt Nam như sau:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945)
8. Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Đồng thời, căn cứ tại Điều 5 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về Ngày Tết Nguyên đán như sau:
Ngày Tết Nguyên đán
1. Chủ tịch nước chúc Tết trên Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam vào thời khắc giao thừa.
2. Trước Tết Nguyên đán từ 5 đến 7 ngày, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao gặp mặt Đoàn Ngoại giao và các Trưởng Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội.
Theo đó, Ngày Tết Nguyên đán (hay còn gọi là Ngày Tết Âm lịch) là một trong các ngày lễ lớn của Việt Nam. Vào Ngày Tết Nguyên đán, Chủ tịch nước chúc Tết trên Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam vào thời khắc giao thừa.
Đồng thời ngày mùng 1 Tết Âm lịch 2025 sắp tới sẽ rơi vào ngày 29/01/2025.
Cụ thể:
Năm 2025, Tết Âm lịch sẽ rơi vào những ngày Dương lịch sau:
- 28 Tết: Thứ hai, ngày 27/01/2025 dương lịch
- 29 Tết: Thứ ba, ngày 28/01/2025 dương lịch
- Mùng 1 Tết: Thứ tư, ngày 29/01/2025 dương lịch
- Mùng 2 Tết: Thứ năm, ngày 30/01/2025 dương lịch
- Mùng 3 Tết: Thứ sáu, ngày 31/01/2025 dương lịch
- Mùng 4 Tết: Thứ bảy, ngày 01/02/2025 dương lịch
- Mùng 5 Tết: Chủ nhật, ngày 02/02/2025 dương lịch
Như vậy, Mùng 1 Tết rơi vào thứ Tư nhằm ngày 29/01/2025. Tính từ hôm nay, còn 63 ngày nữa đến Mùng 1 Tết Âm lịch 2025.
Tăng ca vào Tết Âm lịch được hưởng bao nhiêu phần trăm lương so với ngày thường?
Căn cứ tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Như vậy, nếu đi làm ngày Tết Âm lịch, người lao động không những được nhận tiền lương ngày nghỉ Tết mà còn được trả thêm lương làm thêm giờ.
Trong đó:
Lương 01 ngày cộng thêm ít nhất 300% tiền lương của ngày đi làm hôm đó. Tổng cộng số tiền lương mà người lao động làm việc vào ban ngày có thể được hưởng ít nhất là 400% lương của ngày làm việc bình thường.
Đối với trường hợp làm vào ban đêm của ngày Tết Âm lịch, thì số tiền lương ít nhất mà người lao động nhận được sẽ là 490% lương của ngày làm việc bình thường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ quản lý? Cách viết bản tự nhận xét đánh giá cán bộ quản lý chi tiết?
- Thời điểm công khai dự toán ngân sách nhà nước được quy định như thế nào? Hình thức công khai dự toán ngân sách nhà nước là gì?
- Có được cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc khi thu hồi đất đối với người có đất vắng mặt tại địa phương?
- Cyber Monday là ngày gì? Cyber Monday 2024 ngày nào, thứ mấy? Ngày 2 tháng 12 năm 2024 dương lịch là ngày mấy âm?
- Trụ sở của người nộp thuế ở đâu? Chỉ được kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế 01 lần trong 01 năm trong trường hợp nào?