Ủy quyền giám định thương mại là gì? Chứng thư giám định trong trường hợp ủy quyền giám định có gì đặc biệt?
Ủy quyền giám định thương mại là gì? Thực hiện trong trường hợp nào?
Ủy quyền giám định thương mại được quy định tại Điều 267 Luật Thương mại 2005 như sau:
Uỷ quyền giám định
Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định nước ngoài được thuê thực hiện giám định mà chưa được phép hoạt động tại Việt Nam thì thương nhân đó được ủy quyền cho thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định đã được phép hoạt động tại Việt Nam thực hiện dịch vụ giám định nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về kết quả giám định.
Ủy quyền giám định thương mại là việc thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định nước ngoài (được thuê thực hiện giám định mà chưa được phép hoạt động tại Việt Nam) ủy quyền cho thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định đã được phép hoạt động tại Việt Nam thực hiện dịch vụ giám định nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về kết quả giám định.
Ủy quyền giám định thương mại là gì? Chứng thư giám định trong trường hợp ủy quyền giám định có gì đặc biệt? (hình từ internet)
Chứng thư giám định trong trường hợp ủy quyền giám định có gì đặc biệt?
Chứng thư giám định trong trường hợp ủy quyền giám định được quy định tại Điều 14 Nghị định 20/2006/NĐ-CP như sau:
Chứng thư giám định trong trường hợp ủy quyền giám định
Trong Chứng thư giám định do thương nhân được ủy quyền cấp phải ghi rõ “Thực hiện theo ủy quyền của (ghi rõ tên thương nhân ủy quyền)” và đóng dấu nghiệp vụ của thương nhân được ủy quyền theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
Theo đó, Chứng thư giám định do thương nhân được ủy quyền cấp phải ghi rõ “Thực hiện theo ủy quyền của (ghi rõ tên thương nhân ủy quyền)” và đóng dấu nghiệp vụ của thương nhân được ủy quyền theo quy định.
Các bên trong ủy quyền giám định thương mại có các quyền và nghĩa vụ gì?
Các bên trong ủy quyền giám định thương mại có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 16 Nghị định 20/2006/NĐ-CP và Điều 17 Nghị định 20/2006/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Điều 16. Quyền và nghĩa vụ của bên uỷ quyền giám định.
1. Bên uỷ quyền giám định có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu bên được ủy quyền giám định thực hiện đúng thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền giám định;
b) Yêu cầu bên được uỷ quyền giám định thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc theo hợp đồng uỷ quyền;
c) Được yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên được uỷ quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này.
2. Bên uỷ quyền giám định có các nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết để phục vụ yêu cầu giám định;
b) Chịu trách nhiệm về kết quả giám định đối với bên yêu cầu giám định;
c) Trả thù lao dịch vụ và các chi phí khác theo thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền giám định;
d) Thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của bên được ủy quyền
1. Bên được uỷ quyền giám định có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu bên ủy quyền giám định cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết để phục vụ việc giám định theo hợp đồng ủy quyền giám định;
b) Được thuê chuyên gia giám định trong và ngoài nước để thực hiện dịch vụ giám định; được tạm nhập tái xuất phương tiện kỹ thuật để thực hiện nghiệp vụ giám định;
c) Nhận thù lao dịch vụ và các chi phí khác theo thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền giám định.
2. Bên được uỷ quyền giám định có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện công việc theo hợp đồng ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó;
b) Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền;
c) Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc uỷ quyền;
d) Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b và c khoản này;
đ) Cung cấp chứng thư giám định theo hợp đồng uỷ quyền.
Theo đó, các bên trong ủy quyền giám định thương mại có các quyền và nghĩa vụ sau:
(1) Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền giám định
Bên ủy quyền giám định có các quyền sau đây:
- Yêu cầu bên được ủy quyền giám định thực hiện đúng thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền giám định;
- Yêu cầu bên được uỷ quyền giám định thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc theo hợp đồng uỷ quyền;
- Được yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên được uỷ quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này.
Bên uỷ quyền giám định có các nghĩa vụ sau đây:
- Cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết để phục vụ yêu cầu giám định;
- Chịu trách nhiệm về kết quả giám định đối với bên yêu cầu giám định;
- Trả thù lao dịch vụ và các chi phí khác theo thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền giám định;
- Thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật Việt Nam.
(2) Quyền và nghĩa vụ của bên được uỷ quyền
Bên được ủy quyền giám định có các quyền sau đây:
- Yêu cầu bên ủy quyền giám định cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết để phục vụ việc giám định theo hợp đồng ủy quyền giám định;
- Được thuê chuyên gia giám định trong và ngoài nước để thực hiện dịch vụ giám định; được tạm nhập tái xuất phương tiện kỹ thuật để thực hiện nghiệp vụ giám định;
- Nhận thù lao dịch vụ và các chi phí khác theo thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền giám định.
Bên được ủy quyền giám định có các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện công việc theo hợp đồng ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó;
- Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền;
- Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc uỷ quyền;
- Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b và c khoản này;
- Cung cấp chứng thư giám định theo hợp đồng ủy quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?