Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đình chỉ hoạt động của sở giao dịch chứng khoán trong trường hợp nào?
- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đình chỉ hoạt động của sở giao dịch chứng khoán trong trường hợp nào?
- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam có thể đình chỉ hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán trong thời hạn bao nhiêu ngày?
- Ngoài việc đình chỉnh hoạt động thì Ủy ban chứng khoán nhà nước còn được thực hiện các biện pháp nào khi thị trường chứng khoán biến động?
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đình chỉ hoạt động của sở giao dịch chứng khoán trong trường hợp nào?
Đình chỉ hoạt động của sở giao dịch chứng khoán (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 304 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam đình chỉ hoạt động của sở giao dịch chứng khoán như sau:
Tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoặc khôi phục hoạt động giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán
1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Chứng khoán, thực hiện việc khôi phục một phần hoặc toàn bộ hoạt động giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật Chứng khoán, sau khi được Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
...
Dẫn chiếu Điều 46 Luật Chứng khoán 2019 quy định về việc tạm ngừng, đình chỉ, khôi phục hoạt động giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con như sau:
Tạm ngừng, đình chỉ, khôi phục hoạt động giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con
1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con trong trường hợp sau đây:
a) Khi xảy ra chiến tranh, thảm họa tự nhiên, biến động lớn của nền kinh tế, sự cố hệ thống giao dịch hoặc các sự kiện bất khả kháng khác làm ảnh hưởng đến hoạt động giao dịch bình thường của thị trường giao dịch chứng khoán;
b) Khi thị trường giao dịch chứng khoán có biến động bất thường hoặc trong trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và bảo đảm ổn định, an toàn, tính toàn vẹn của thị trường chứng khoán.
...
Theo quy định trên thì Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định đình chỉ hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán trong trường hợp sau:
- Khi xảy ra chiến tranh, thảm họa tự nhiên, biến động lớn của nền kinh tế, sự cố hệ thống giao dịch hoặc các sự kiện bất khả kháng khác làm ảnh hưởng đến hoạt động giao dịch bình thường của thị trường giao dịch chứng khoán;
- Khi thị trường giao dịch chứng khoán có biến động bất thường hoặc trong trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và bảo đảm ổn định, an toàn, tính toàn vẹn của thị trường chứng khoán.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam có thể đình chỉ hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Căn cứ khoản 2 Điều 304 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về thời hạn đình chỉ hoạt động đối với Sở giao dịch chứng khoán như sau:
Tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoặc khôi phục hoạt động giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán
...
2. Thời hạn tạm ngừng đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán không quá 05 ngày làm việc. Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét gia hạn thời hạn tạm ngừng đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán, thời gian gia hạn thêm mỗi lần không quá 05 ngày làm việc.
...
Như vậy, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam có thể đình chỉ hoạt động đối với Sở giao dịch chứng khoán với thời hạn không quá 05 ngày làm việc.
Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét gia hạn thời hạn đình chỉ hoạt động giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán, thời gian gia hạn thêm mỗi lần không quá 05 ngày làm việc.
Ngoài việc đình chỉnh hoạt động thì Ủy ban chứng khoán nhà nước còn được thực hiện các biện pháp nào khi thị trường chứng khoán biến động?
Căn cứ Điều 302 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về các biện pháp khắc phục mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước được thực hiện khi thị trường chứng khoán biến động như sau:
Ứng phó, khắc phục sự cố, sự kiện, biến động ảnh hưởng đến an toàn, ổn định và tính toàn vẹn của thị trường chứng khoán
...
3. Trong hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố, sự kiện, biến động ảnh hưởng đến an toàn, ổn định và tính toàn vẹn của thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước được thực hiện các biện pháp sau:
a) Yêu cầu Sở giao dịch chứng khoán tạm ngừng, đình chỉ giao dịch đối với một hoặc một số chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán;
b) Tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoặc khôi phục hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khoán cơ sở, thị trường chứng khoán phái sinh của Sở giao dịch chứng khoán;
c) Tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoặc khôi phục hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
d) Yêu cầu Sở giao dịch chứng khoán thay đổi giờ mở cửa giao dịch, thu hẹp biên độ dao động giá, ngắt mạch thị trường đối với các giao dịch khớp lệnh liên tục hoặc các biện pháp kỹ thuật khác;
đ) Thực hiện các biện pháp kiểm soát, hạn chế hoặc cấm thực hiện một hoặc một số hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán có thời hạn theo quy định pháp luật;
e) Các biện pháp cần thiết khác sau khi được Bộ trưởng Bộ Tài chính chấp thuận.
...
Theo đó, Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước được phép thực hiện các biện pháp theo quy định nêu trên khi thị trường chứng khoán biến động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhiệm vụ hội nghị đại biểu công đoàn các cấp? Trường hợp không tổ chức được hội nghị đại biểu thì tổ chức hội nghị ban chấp hành mở rộng đúng không?
- CHỦ TỊCH NƯỚC TRUY TẶNG HUÂN CHƯƠNG BẢO VỆ TỔ QUỐC HẠNG 3 CHO 12 LIỆT SĨ QUÂN KHU 7
- Tiêu chuẩn xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng 2 lên âm thanh viên hạng 1 cần đáp ứng điều kiện nào?
- Người chứng kiến trong tố tụng hình sự là ai? Người chứng kiến phải giữ bí mật về hoạt động điều tra mà mình chứng kiến?
- Trang thông tin điện tử tổng hợp có phải trích dẫn nguyên văn nguồn tin báo chí và thời gian đăng không?