Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia được phép thiết lập quan hệ và hợp tác với nước ngoài nhằm mục đích gì?

Xin cho hỏi Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia có con dấu và tài khoản riêng không? Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia được phép thiết lập quan hệ và hợp tác với nước ngoài nhằm mục đích gì? Câu hỏi của anh N.T.Q từ Nghệ An.

Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia có con dấu và tài khoản riêng không?

Căn cứ khoản 2 Điều 1 Quyết định 1360/QĐ-TTg năm 2010 quy định về thành lập, vị trí và chức năng của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia như sau:

Thành lập, vị trí và chức năng của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia
1. Thành lập Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia (sau đây gọi tắt là Ủy ban), là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành về bảo đảm an ninh hàng không dân dụng; chỉ đạo, chỉ huy đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
2. Ủy ban có con dấu và tài khoản riêng. Kinh phí hoạt động của Ủy ban do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của Bộ Giao thông vận tải.

Như vậy, Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia có con dấu và tài khoản riêng theo quy định.

Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia được phép thiết lập quan hệ và hợp tác với nước ngoài nhằm mục đích gì?

Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia có con dấu và tài khoản riêng không? (Hình từ Internet)

Thành viên của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia gồm những ai?

Căn cứ Điều 3 Quyết định 1360/QĐ-TTg năm 2010 quy định về thành viên của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia như sau:

Thành viên của Ủy ban bao gồm:
1. Chủ tịch: 01 Phó Thủ tướng Chính phủ.
2. Phó Chủ tịch thường trực: Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3. Phó Chủ tịch là lãnh đạo của các Bộ: Công an, Quốc phòng, Ngoại giao, Giao thông vận tải.
4. Ủy viên kiêm Chánh Văn phòng Ủy ban: 01 lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam.
5. Ủy viên là đại diện lãnh đạo các cơ quan sau: An ninh, Cảnh sát, Tình báo – Bộ Công an; Cục Tác chiến, Cục Bảo vệ An ninh quân đội, Quân chủng Phòng không – Không quân, Tổng cục Tình báo – Bộ Quốc phòng; Tổng cục Hải quan – Bộ Tài chính; Vụ Vận tải – Bộ Giao thông vận tải; Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao.
6. Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Các Ủy viên khác do thủ trưởng các cơ quan quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này quyết định cử người tham gia Ủy ban, để Chủ tịch Ủy ban tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
7. Chủ tịch Ủy ban ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Ủy ban.

Như vậy, theo quy định, thành viên của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia bao gồm:

(1) Chủ tịch: 01 Phó Thủ tướng Chính phủ.

(2) Phó Chủ tịch thường trực: Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

(3) Phó Chủ tịch là lãnh đạo của các Bộ: Công an, Quốc phòng, Ngoại giao, Giao thông vận tải.

(4) Ủy viên kiêm Chánh Văn phòng Ủy ban: 01 lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam.

(5) Ủy viên là đại diện lãnh đạo các cơ quan sau:

- An ninh, Cảnh sát, Tình báo – Bộ Công an;

- Cục Tác chiến, Cục Bảo vệ An ninh quân đội, Quân chủng Phòng không – Không quân, Tổng cục Tình báo – Bộ Quốc phòng;

- Tổng cục Hải quan – Bộ Tài chính;

- Vụ Vận tải – Bộ Giao thông vận tải;

- Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao.

Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia được phép thiết lập quan hệ và hợp tác với nước ngoài nhằm mục đích gì?

Căn cứ khoản 7 Điều 2 Quyết định 1360/QĐ-TTg năm 2010 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban
...
4. Giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc thực hiện những vấn đề quan trọng, liên ngành về an ninh hàng không dân dụng.
5. Chỉ huy đối phó, khắc phục các hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng cấp độ 1 hoặc theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
6. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan kiểm tra, giám sát, tuyên truyền và phổ biến những quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh hàng không dân dụng và ý thức chấp hành nghiêm chỉnh các quy định đó.
7. Được phép thiết lập quan hệ và hợp tác với nước ngoài, các tổ chức quốc tế nhằm trao đổi kinh nghiệm, hợp tác khoa học – kỹ thuật trong lĩnh vực đảm bảo an ninh hàng không dân dụng.
8. Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc bảo đảm an ninh hàng không dân dụng; đề xuất việc xử lý đối với những tổ chức, cá nhân có sai phạm gây hậu quả nghiêm trọng trong việc thực hiện bảo đảm an ninh hàng không dân dụng.
9. Hàng năm tổng hợp, đánh giá tổng thể mức độ uy hiếp an ninh hàng không dân dụng; công tác bảo đảm an ninh hàng không dân dụng của quốc gia, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Như vậy, theo quy định, Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia được phép thiết lập quan hệ và hợp tác với nước ngoài nhằm trao đổi kinh nghiệm, hợp tác khoa học – kỹ thuật trong lĩnh vực đảm bảo an ninh hàng không dân dụng.

An ninh hàng không
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Những ai được miễn kiểm tra an ninh hàng không khi làm thủ tục bay?
Pháp luật
Cấp lại thẻ an ninh hàng không dài hạn có cần Phiếu lý lịch tư pháp hay không? Trách nhiệm của cơ quan cấp thẻ an ninh hàng không dài hạn là gì?
Pháp luật
Tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam là gì? Tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam bị bay ép hạ cánh trong trường hợp nào?
Pháp luật
Hành vi nào được xem là can thiệp bất hợp pháp vào tàu bay đang bay? Tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp thì xử lý thế nào?
Pháp luật
Bay ép tàu bay vi phạm hạ cánh là gì? Tàu bay bị bay ép hạ cánh trong trường hợp nào? Thể thức bay ép tàu bay vi phạm ra sao?
Pháp luật
Pin dự phòng bao nhiêu mAh thì được mang lên máy bay? Quy chuẩn của pin lithium có áp dụng đối với pin dự phòng không?
Pháp luật
Pháo hoa được mang lên máy bay không? Có bị coi là vật phẩm nguy hiểm không? Hành vi vi phạm có thể bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Việc lục soát an ninh hàng không đối với tàu bay cần phải được thông báo với cá nhân, cơ quan nào?
Pháp luật
Những thứ cấm đem lên máy bay năm 2024? An toàn hoạt động tại sân bay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Kiểm soát an ninh nội bộ là gì? Thực hiện kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Vụ việc vi phạm an ninh hàng không phải được rút kinh nghiệm, giảng bình để khắc phục những sơ hở, thiếu sót nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An ninh hàng không
1,697 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An ninh hàng không

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An ninh hàng không

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào