Uống rượu bia bao nhiêu thì sẽ không bị phạt khi lái xe máy tham gia giao thông? Hay tất cả trường hợp có uống rượu bia đều bị phạt?
Uống bao nhiêu rượu bia thì sẽ không bị phạt khi lái xe máy tham gia giao thông?
Trước đây, tại khoản 6 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP có quy định:
Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
6. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Theo như quy định này thì người điều khiển xe mô tô (hay thường được gọi là xe máy) sẽ bị xử phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 nếu khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Đây là mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn thấp nhất đối với người điều khiển xe máy theo Nghị định 46. Cho nên trường hợp uống bia rượu điều khiển xe máy tham gia giao thông mà nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở sẽ không bị xử phạt.
Cho nên trước đây khi uống rượu bia vẫn lái xe máy tham gia giao thông mà không bị xử phạt nếu như nồng độ cồn trong máu hoặc trong khí thở chưa vượt quá ngưỡng quy định trên.
Tuy nhiên, theo quy định mới nhất, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, thay thế Nghị định 46 và có hiệu lực thi hành từ năm 2020 thì:
Tại điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;
b) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
...
Theo đó, hiện nay, chỉ cần uống rượu bia lái xe máy tham gia giao thông, tùy nồng độ cồn vi phạm mà sẽ bị xử phạt các mức khác nhau bởi mức vi phạm thấp nhất là có nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở.
Cho nên hiện nay đã uống rượu bia thì không lái xe, nếu bị kiểm tra thì tất nhiên sẽ bị xử phạt tùy mức độ vi phạm.
Uống rượu bia lái xe máy (Hình từ Internet)
Quy định nào cấm lái xe khi đã uống rượu bia?
Trước đây, theo khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định một trong những hành vi bị cấm đó là:
Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Theo đó, hành vi điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là hành vi bị cấm.
Tuy nhiên đối với xe mô tô, xe gắn máy chỉ cấm khi trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở khi điều khiển xe tham gia giao thông.
Như vậy, quy định trước đây chưa cấm hoàn toàn đối với người lái xe mô tô, xe gắn máy đã uống rượu bia rồi lái xe.
Hiện nay, quy định này đã được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 (có hiệu lực từ năm 2020), cụ thể:
Cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Cho nên quy định hiện nay đã cấm lái xe (bất kỳ phương tiện nào) khi đã uống rượu bia.
Uống rượu bia mà nồng độ cồn 0,096 miligam/1 lít khí thở khi lái xe máy tham gia giao thông sẽ bị xử phạt thế nào?
Như có đề cập ở trên thì trường hợp này vi phạm điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, bên cạnh đó, điểm đ khoản 10 Điều này cũng có quy định:
...
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
...
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
...
Như vậy, vi phạm nồng độ cồn 0,096 miligam/1 lít khí thở khi lái xe máy tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?