Tỷ lệ tử vong của dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A? Mẫu văn bản đề xuất nhân lực hỗ trợ xét nghiệm khi xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A?
- Mẫu văn bản đề xuất nhân lực hỗ trợ xét nghiệm, tiêm chủng, khám bệnh, chữa bệnh khi xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A là mẫu nào?
- Ai có thẩm quyền điều động nhân lực hỗ trợ xét nghiệm, tiêm chủng, khám bệnh, chữa bệnh khi xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A?
- Dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A là những bệnh truyền nhiễm nào? Tỷ lệ tử vong có cao không?
- Việc tiếp nhận và phân công người tham gia xét nghiệm, tiêm chủng, khám bệnh, chữa bệnh khi xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A do ai thực hiện?
Mẫu văn bản đề xuất nhân lực hỗ trợ xét nghiệm, tiêm chủng, khám bệnh, chữa bệnh khi xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A là mẫu nào?
Mẫu văn bản đề xuất nhân lực hỗ trợ xét nghiệm, tiêm chủng, khám bệnh, chữa bệnh khi xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A là Mẫu quy định tại Phụ lục số XXVII ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT sau đây:
TẢI VỀ Mẫu văn bản đề xuất nhân lực hỗ trợ xét nghiệm, tiêm chủng, khám bệnh, chữa bệnh khi xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A
Tỷ lệ tử vong của dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A có cao không? Mẫu văn bản đề xuất nhân lực hỗ trợ xét nghiệm khi xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền điều động nhân lực hỗ trợ xét nghiệm, tiêm chủng, khám bệnh, chữa bệnh khi xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A?
Thẩm quyền điều động nhân lực hỗ trợ xét nghiệm, tiêm chủng, khám bệnh, chữa bệnh khi xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A được quy định tại khoản 2 Điều 40 Thông tư 32/2023/TT-BYT như sau:
(1) Bộ trưởng Bộ Y tế điều động, huy động lực lượng tham gia phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A, tham gia cấp cứu, điều trị người bệnh trong thiên tai, thảm hoạ hoặc tình trạng khẩn cấp trong phạm vi toàn quốc, trừ lực lượng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý;
(2) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ủy quyền điều động, huy động lực lượng tham gia phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A, tham gia cấp cứu, điều trị người bệnh trong thiên tai, thảm hoạ hoặc tình trạng khẩn cấp trên địa bàn quản lý;
(3) Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở thu dung, điều trị bệnh truyền nhiễm nhóm A, cơ sở y tế dự phòng, cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe điều động, huy động lực lượng tham gia phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A, tham gia cấp cứu, điều trị người bệnh trong thiên tai, thảm hoạ hoặc tình trạng khẩn cấp thuộc phạm vi quản lý.
Dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A là những bệnh truyền nhiễm nào? Tỷ lệ tử vong có cao không?
Danh mục bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007, được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 3896/QĐ-BYT năm 2023 cụ thể như sau:
Phân loại bệnh truyền nhiễm
1. Bệnh truyền nhiễm gồm các nhóm sau đây:
a) Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê - bô - la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh;
...
Như vậy, theo quy định trên, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A là những bệnh truyền nhiễm sau đây:
(1) Bệnh bại liệt;
(2) Bệnh cúm A-H5N1;
(3) Bệnh dịch hạch;
(4) Bệnh đậu mùa;
(5) Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê - bô - la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg);
(6) Bệnh sốt Tây sông Nin (Nile);
(7) Bệnh sốt vàng;
(8) Bệnh tả;
(9) Bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh.
Theo đó, Bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.
Việc tiếp nhận và phân công người tham gia xét nghiệm, tiêm chủng, khám bệnh, chữa bệnh khi xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A do ai thực hiện?
Căn cứ theo Điều 41 Thông tư 32/2023/TT-BYT quy định như sau:
Tiếp nhận và phân công người tham gia xét nghiệm, tiêm chủng, khám bệnh, chữa bệnh dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A, tham gia cấp cứu, điều trị người bệnh trong thiên tai, thảm họa hoặc tình trạng khẩn cấp
1. Giám đốc Sở Y tế tiếp nhận, phân công lực lượng do cơ quan có thẩm quyền điều động, huy động đến từng cơ sở để thực hiện nhiệm vụ tham gia tiêm chủng, xét nghiệm, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc, điều trị bệnh truyền nhiễm nhóm A, tham gia cấp cứu, điều trị người bệnh trong thiên tai, thảm hoạ hoặc tình trạng khẩn cấp.
2. Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở thu dung, điều trị, cơ sở y tế dự phòng, cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe thực hiện tiếp nhận, phân công nhiệm vụ chi tiết cho từng vị trí, nhân lực phù hợp với yêu cầu chuyên môn tham gia phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A hoặc tham gia cấp cứu điều trị người bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm hoạ, tình trạng khẩn cấp.
Như vậy, theo quy định, việc tiếp nhận và phân công người tham gia xét nghiệm, tiêm chủng, khám bệnh, chữa bệnh khi xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A do Giám đốc Sở Y tế và Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở thu dung, điều trị, cơ sở y tế dự phòng, cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe thực hiện tiếp nhận. Cụ thể như sau:
- Giám đốc Sở Y tế tiếp nhận, phân công lực lượng do cơ quan có thẩm quyền điều động, huy động đến từng cơ sở để thực hiện nhiệm vụ tham gia tiêm chủng, xét nghiệm, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc, điều trị bệnh truyền nhiễm nhóm A.
- Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở thu dung, điều trị, cơ sở y tế dự phòng, cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe thực hiện tiếp nhận, phân công nhiệm vụ chi tiết cho từng vị trí, nhân lực phù hợp với yêu cầu chuyên môn tham gia phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chỉ dẫn kỹ thuật lập riêng với công trình xây dựng nào? Chỉ dẫn kỹ thuật là nội dung chủ yếu của thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở?
- Cán bộ được phân công thực hiện nhiệm vụ kế toán thuế xuất khẩu nhập khẩu có trách nhiệm như thế nào?
- Dịp Tết Nguyên đán, phạm nhân được gặp thân nhân tối đa mấy giờ trong một lần gặp theo quy định?
- Dự án đầu tư xây dựng sửa chữa, cải tạo là gì? Các quy hoạch được sử dụng làm căn cứ lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng?
- Nguyên tắc thực hiện hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh là gì? Sửa đổi hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh trong trường hợp nào?