Tỷ lệ sở hữu vốn góp trong tổ chức tài chính vi mô là bao nhiêu? Phần vốn góp có thể được mua hoặc chuyển nhượng lại hay không?
Tỷ lệ sở hữu vốn góp trong tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
Tỷ lệ sở hữu vốn góp trong tổ chức tài chính vi mô
Tỷ lệ sở hữu vốn góp trong tổ chức tài chính vi mô được quy định cụ thể tại Điều 29 Thông tư 03/2018/TT-NHNN đối với từng trường hợp cụ thể như sau:
(1) Tỷ lệ sở hữu vốn góp của tất cả các thành viên góp vốn là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội phải đạt tỷ lệ tối thiểu 25% vốn điều lệ của tổ chức tài chính vi mô.
(2) Tỷ lệ sở hữu vốn góp của các thành viên góp vốn trong nước không phải là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội không được vượt quá tỷ lệ sở hữu vốn góp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
(3) Tỷ lệ sở hữu vốn góp của các thành viên góp vốn nước ngoài không được vượt quá tỷ lệ sở hữu vốn góp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
(4) Tỷ lệ sở hữu vốn góp của một thành viên góp vốn là cá nhân tối đa không vượt quá 05% vốn điều lệ của tổ chức tài chính vi mô.
(5) Tỷ lệ sở hữu vốn góp của một thành viên góp vốn và người có liên quan tối đa không vượt quá 50% vốn điều lệ của tổ chức tài chính vi mô.
Việc góp vốn của các thành viên trong tổ chức tài chính vi mô cần tuân thủ chặt chẽ theo tỷ lệ này.
Mua lại phần vốn góp trong tổ chức tài chính vi mô
Phần vốn góp của thành viên trong tổ chức vi mô có thể được mua lại theo quy định tại Điều 30 Thông tư 03/2018/TT-NHNN như sau:
(1) Yêu cầu mua lại phần vốn góp của thành viên góp vốn, điều kiện thanh toán và xử lý phần vốn góp thực hiện theo quy định về mua lại phần vốn góp của Luật Doanh nghiệp.
(2) Điều kiện để tổ chức tài chính vi mô mua lại phần vốn góp của thành viên bao gồm:
a) Kinh doanh liên tục có lãi trong 05 (năm) năm liền kề trước năm đề nghị mua lại phần vốn góp và không có lỗ lũy kế;
b) Tuân thủ đầy đủ các quy định về quản trị rủi ro và trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định tại thời điểm đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc mua lại phần vốn góp;
c) Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong 05 (năm) năm liền kề trước năm đề nghị mua lại phần vốn góp và đến thời điểm đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc mua lại phần vốn góp;
d) Sau khi thanh toán hết phần vốn góp được mua lại, tổ chức tài chính vi mô vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác, bảo đảm các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng, giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định.
Theo đó, để mua lại phần vốn góp của thành viên góp vốn, tổ chức tài chính vi mô cần đảm bảo đấp ứng đầy đủ những điều kiện nói trên.
Chuyển nhượng phần vốn góp trong tổ chức tài chính vi mô
Điều 31 Thông tư 03/2018/TT-NHNN quy định việc chuyển nhượng phần vốn góp trong tổ chức tài chính vi mô như sau:
(1) Việc chuyển nhượng phần vốn góp phải tuân thủ các quy định của Điều 29 Thông tư này, Luật Doanh nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan.
(2) Trong thời hạn 05 (năm) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép, thành viên sáng lập chỉ được chuyển nhượng phần vốn góp cho thành viên sáng lập khác với điều kiện đảm bảo các tỷ lệ sở hữu vốn góp quy định tại Điều 29 Thông tư này.
(3) Đối với tổ chức tài chính vi mô là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, các thành viên góp vốn được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho thành viên góp vốn, tổ chức, cá nhân khác. Việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên đảm bảo:
a) Không làm thay đổi hình thức pháp lý của tổ chức tài chính vi mô;
b) Ưu tiên chuyển nhượng phần vốn cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ với cùng điều kiện;
c) Việc chuyển nhượng phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác chỉ được thực hiện khi các thành viên góp vốn còn lại không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày chào bán và được thực hiện theo các điều kiện không ưu đãi hơn các điều kiện chuyển nhượng cho các bên góp vốn còn lại trong tổ chức tài chính vi mô;
d) Tổ chức, cá nhân khác nhận chuyển nhượng phần vốn góp từ thành viên phải đáp ứng điều kiện tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 03/2018/TT-NHNN, cụ thể như sau:
- Có ít nhất một thành viên sáng lập là tổ chức chính trị hoặc tổ chức chính trị - xã hội;
- Có ít nhất một thành viên sáng lập là tổ chức đã hoặc đang trực tiếp tham gia quản lý hoặc điều hành chương trình, dự án tài chính vi mô hoạt động an toàn, bền vững trong ít nhất 03 (ba) năm liên tiếp trước thời điểm nộp đơn đề nghị cấp Giấy phép;
- Thành viên sáng lập là cá nhân:
+ Có quốc tịch Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật;
+ Không thuộc những đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng ở khung phạt tiền cao nhất đối với hành vi vi phạm quy định về giấy phép, quản trị, điều hành, cổ phần, cổ phiếu, góp vốn, mua cổ phần, cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng trong thời gian 24 (hai mươi tư) tháng liền kề trước thời điểm nộp đơn đề nghị cấp Giấy phép;
+ Không phải là cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập của tổ chức tín dụng khác tại Việt Nam;
+ Có khả năng về tài chính để góp vốn thành lập tổ chức tài chính vi mô và cam kết không dùng vốn ủy thác, vốn huy động, vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn; cam kết hỗ trợ tổ chức tài chính vi mô về tài chính để giải quyết khó khăn trong trường hợp gặp khó khăn về vốn hoặc khả năng thanh khoản;
- Thành viên sáng lập là tổ chức Việt Nam:
+ Được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
+ Không phải là cổ đông sáng lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập, cổ đông chiến lược của tổ chức tín dụng khác tại Việt Nam;
+ Có khả năng về tài chính để góp vốn thành lập tổ chức tài chính vi mô và cam kết không dùng vốn ủy thác, vốn huy động, vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn; cam kết hỗ trợ tổ chức tài chính vi mô về tài chính để giải quyết khó khăn trong trường hợp gặp khó khăn về vốn hoặc khả năng thanh khoản;
+ Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế và bảo hiểm xã hội theo quy định đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
+ Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng ở khung phạt tiền cao nhất đối với hành vi vi phạm quy định về giấy phép, quản trị, điều hành, cổ phần, cổ phiếu, góp vốn, mua cổ phần, cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng trong thời gian 24 (hai mươi tư) tháng liền kề trước thời điểm nộp đơn đề nghị cấp Giấy phép;
+ Trường hợp thành viên sáng lập là doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 (ba) năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
+ Trường hợp thành viên sáng lập là doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định, phải đảm bảo vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn góp cam kết theo số liệu từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm liền kề trước thời điểm gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
+ Trường hợp thành viên sáng lập là doanh nghiệp được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm phải tuân thủ việc góp vốn theo các quy định liên quan của pháp luật;
- Thành viên sáng lập là tổ chức nước ngoài:
+ Là ngân hàng nước ngoài;
+ Không vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về hoạt động ngân hàng của nước nguyên xứ trong vòng 05 (năm) năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép.
+ Không phải là cổ đông sáng lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập, cổ đông chiến lược của tổ chức tín dụng khác tại Việt Nam;
+ Có khả năng về tài chính để góp vốn thành lập tổ chức tài chính vi mô và cam kết không dùng vốn ủy thác, vốn huy động, vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn; cam kết hỗ trợ tổ chức tài chính vi mô về tài chính để giải quyết khó khăn trong trường hợp gặp khó khăn về vốn hoặc khả năng thanh khoản.
(4) Việc chuyển nhượng vốn góp phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện. Hồ sơ, trình tự chấp thuận việc chuyển nhượng vốn thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, tỷ lệ góp vốn trong tổ chức tài chính vi mô được quy định cụ thể đối với từng trường hợp thành viên góp vốn khác nhau. Việc mua lại, chuyển nhượng phần vốn góp cũng được thực hiện theo luật định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?