Tỷ lệ nợ xấu bao nhiêu thì Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bị giải thể? Quy trình giải thể được thực hiện như thế nào?
Tỷ lệ nợ xấu bao nhiêu thì Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bị giải thể?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 51 Nghị định 34/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Các trường hợp phải giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng tại địa phương trong các trường hợp sau đây:
1. Quỹ bảo lãnh tín dụng không có đủ vốn điều lệ tối thiểu theo quy định tại khoản 4 Điều 64 và khoản 6 Điều 6 Nghị định này.
2. Tỷ lệ dư nợ cấp bảo lãnh tín dụng trên vốn điều lệ thực có của Quỹ bảo lãnh tín dụng tại thời điểm 31 tháng 12 hàng năm thấp hơn 10% trong 05 năm liên tiếp kể từ khi Nghị định này có hiệu lực thi hành.
3. Tỷ lệ nợ xấu của Quỹ bảo lãnh tín dụng cao hơn 50% vốn điều lệ thực có của Quỹ trong 03 năm liên tiếp.
Như vậy, Tỷ lệ nợ xấu của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cao hơn 50% vốn điều lệ thực có của Quỹ trong 03 năm liên tiếp thì bị giải thể theo quy định.
Qũy bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (Hình từ Internet)
Quy trình giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 53 Nghị định 34/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Quy trình giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng
1. Trường hợp Quỹ bảo lãnh tín dụng phải giải thể theo quy định tại Nghị định này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng giải thể theo quy định tại Điều 52 Nghị định này. Hội đồng giải thể có trách nhiệm xây dựng phương án giải thể, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xin ý kiến Hội đồng nhân dân cùng cấp trước khi quyết định giải thể. Phương án giải thể bao gồm các nội dung sau:
a) Tổ chức kiểm toán độc lập để đánh giá thực trạng tài chính và xác định giá trị thực của vốn điều lệ, trừ trường hợp đã có báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập trong vòng 6 tháng trước thời điểm quyết định giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng;
b) Phương án thanh lý tài sản, xử lý nguồn vốn điều lệ, các khoản bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đang thực hiện và thanh toán các khoản nợ của Quỹ bảo lãnh tín dụng;
c) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
d) Nội dung chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
2. Sau khi phương án giải thể được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng theo các nội dung quy định tại Điều 54 Nghị định này.
3. Sau khi có quyết định giải thể:
a) Quỹ bảo lãnh tín dụng có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điều 55 Nghị định này.
b) Hội đồng giải thể có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điều 56 Nghị định này;
4. Hội đồng giải thể tự động chấm dứt hoạt động khi Quỹ bảo lãnh tín dụng đã hoàn tất các thủ tục giải thể theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.
5. Thời gian giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng không quá 02 năm kể từ ngày quyết định giải thể có hiệu lực. Trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định gia hạn thời gian giải thể nhưng tối đa không quá 01 năm.
Theo đó, quy trình giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được thực hiện như quy định trên.
Quyết định giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ phải có các nội dung chủ yếu nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 54 Nghị định 34/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Quyết định giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng
1. Quyết định giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng phải có các nội dung chủ yếu như sau:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của Quỹ bảo lãnh tín dụng bị giải thể;
b) Lý do giải thể;
c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của Quỹ bảo lãnh tín dụng; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 01 năm, kể từ ngày có quyết định giải thể;
d) Thu hồi trước hạn hoặc chuyển giao các khoản đã trả nợ thay cho một đơn vị chuyên môn tiếp tục theo dõi, thu nợ vốn Quỹ đã trả nợ thay;
đ) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động.
2. Trong vòng 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định giải thể, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam biết và công bố rộng rãi việc giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương và trung ương.
Do đó, quyết định giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của Quỹ bảo lãnh tín dụng bị giải thể;
- Lý do giải thể;
- Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của Quỹ bảo lãnh tín dụng; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 01 năm, kể từ ngày có quyết định giải thể;
- Thu hồi trước hạn hoặc chuyển giao các khoản đã trả nợ thay cho một đơn vị chuyên môn tiếp tục theo dõi, thu nợ vốn Quỹ đã trả nợ thay;
- Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Căn cứ bổ nhiệm viên chức quản lý? Nghĩa vụ của viên chức quản lý là gì? Viên chức quản lý là gì?
- Những ai được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định 73? Mức tiền thưởng cụ thể được xác định dựa vào đâu?
- Tổ chức đại hội dưới hình thức nào? Tổ chức đại hội cần đáp ứng những điều kiện nào? Hồ sơ báo cáo tổ chức đại hội thành lập?
- Hạn cuối chi thưởng theo Nghị định 73 đối với cán bộ, công chức, viên chức và LLVT là khi nào?
- Khi thay đổi quy hoạch thì dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư có được phép điều chỉnh tiến độ thực hiện quá 24 tháng so với tiến độ đã được chấp thuận lần đầu?