Tỷ lệ dự trữ thanh khoản của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được xác định theo công thức nào? Ngân hàng này phải duy trì tỷ lệ trên tối thiểu bao nhiêu phần trăm?
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành Quy định nội bộ về quản lý thanh khoản theo quy định phải có tối thiểu những nội dung gì?
- Tỷ lệ dự trữ thanh khoản của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được xác định theo công thức nào?
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản tối thiểu bao nhiêu phần trăm?
Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành Quy định nội bộ về quản lý thanh khoản theo quy định phải có tối thiểu những nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 07/2019/TT-NHNN, có quy định về quy định nội bộ như sau:
Quy định nội bộ
1. Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải ban hành Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay để bảo đảm việc sử dụng vốn vay đúng mục đích theo quy định tại Thông tư này và các văn bản có liên quan, trong đó tối thiểu phải có nội dung sau:
a) Tiêu chí xác định một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư này, chính sách tín dụng đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan trong đó bao gồm quy định về điều kiện cấp tín dụng, hạn mức cấp tín dụng, lãi suất, hồ sơ, trình tự, thủ tục, quy trình thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng, quản lý tiền vay;
b) Quy định về nguyên tắc phân cấp, ủy quyền việc quyết định, phê duyệt cấp tín dụng, xử lý rủi ro theo thẩm quyền đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan trong đó có quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị, cá nhân trong việc thẩm định, cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng đảm bảo nguyên tắc minh bạch, không xung đột lợi ích và không che giấu chất lượng tín dụng.
2. Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải ban hành Quy định nội bộ về quản lý thanh khoản theo quy định tại Thông tư này và các văn bản có liên quan, trong đó tối thiểu phải có nội dung sau:
a) Quy định về việc phân cấp, ủy quyền, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận liên quan trong việc bảo đảm duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản;
b) Kế hoạch và biện pháp để bảo đảm tỷ lệ dự trữ thanh khoản;
c) Hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ đối với việc duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản.
3. Các Quy định nội bộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được rà soát, xem xét sửa đổi, bổ sung định kỳ ít nhất một năm một lần.
4. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các Quy định nội bộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải gửi các văn bản này trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), Bộ Tài chính.
Như vậy, theo quy định trên thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành Quy định nội bộ về quản lý thanh khoản theo quy định phải có tối thiểu những nội dung sau:
- Quy định về việc phân cấp, ủy quyền, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận liên quan trong việc bảo đảm duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản;
- Kế hoạch và biện pháp để bảo đảm tỷ lệ dự trữ thanh khoản;
- Hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ đối với việc duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Hình từ Internet)
Tỷ lệ dự trữ thanh khoản của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được xác định theo công thức nào?
Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 7 Thông tư 07/2019/TT-NHNN, có quy định về tỷ lệ dự trữ thanh khoản như sau:
Tỷ lệ dự trữ thanh khoản
1. Cuối ngày làm việc cuối cùng hàng tháng, Ngân hàng Phát triển Việt Nam căn cứ quy định tại Phụ lục Thông tư này để tính toán, quản lý tỷ lệ dự trữ thanh khoản theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tỷ lệ dự trữ thanh khoản:
a) Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải nắm giữ những tài sản có tính thanh khoản cao để dự trữ đáp ứng các nhu cầu chi trả đến hạn và phát sinh ngoài dự kiến;
b) Tỷ lệ dự trữ thanh khoản được xác định theo công thức sau:
Tỷ lệ dự trữ thanh khoản = Tài sản có tính than khoản cao/Tổng nguồn vốn x 100%
Trong đó:
(i) Tài sản có tính thanh khoản cao được quy định tại Phụ lục Thông tư này;
(ii) Tổng Nguồn vốn là tổng các khoản mục thuộc mục Nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán, bao gồm: tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế, khách hàng; vay ngân sách Nhà nước, tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng; phát hành giấy tờ có giá; các khoản nợ khác không bao gồm Quỹ dự phòng rủi ro;
c) Tài sản có tính thanh khoản cao và tổng Nguồn vốn quy định tại điểm b khoản này tính theo đồng Việt Nam, bao gồm đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi khác quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước thông báo đối với đồng đô la Mỹ (USD) và tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với một số ngoại tệ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam đối với đô la Mỹ, tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với một số ngoại tệ khác.
...
Như vậy, theo quy định trên thì tỷ lệ dự trữ thanh khoản của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được xác định theo công thức sau:
Tỷ lệ dự trữ thanh khoản = Tài sản có tính than khoản cao/Tổng nguồn vốn x 100%
Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản tối thiểu bao nhiêu phần trăm?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 07/2019/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 07/2022/TT-NHNN, có quy định về tỷ lệ dự trữ thanh khoản như sau:
Tỷ lệ dự trữ thanh khoản
…
3. Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản tối thiểu là 0,6%
Như vậy, theo quy định trên thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản tối thiểu là 0,6%
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?