Tuổi bổ nhiệm lần đầu chức danh trợ lý Chủ tịch Quốc hội được quy định như thế nào? Trợ lý Chủ tịch Quốc hội do cấp nào quản lý?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau: Tuổi bổ nhiệm lần đầu chức danh trợ lý Chủ tịch Quốc hội được quy định như thế nào? Trợ lý Chủ tịch Quốc hội do cấp nào quản lý? Câu hỏi của anh P.Q.Q đến từ Quảng Nam.

Tuổi bổ nhiệm lần đầu chức danh trợ lý Chủ tịch Quốc hội được quy định như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Quy định 30-QĐ/TW năm 2021 về tuổi bổ nhiệm, tuổi công tác

Tuổi bổ nhiệm, tuổi công tác
1. Tuổi bổ nhiệm
a) Tuổi bổ nhiệm lần đầu chức danh trợ lý của chức vụ lãnh đạo tại Khoản 1, Điều 2 Quy định này phải còn trong độ tuổi lao động.
b) Tuổi bổ nhiệm lần đầu chức danh thư ký của chức vụ lãnh đạo tại Khoản 2, Điều 2 Quy định này phải còn đủ 5 năm công tác trở lên; trường hợp đặc biệt, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
...

Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quy định 30-QĐ/TW năm 2021 về chức vụ lãnh đạo được sử dụng trợ lý, thư ký:

Chức vụ lãnh đạo được sử dụng trợ lý, thư ký
1. Chức vụ lãnh đạo được sử dụng trợ lý
a) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư.
b) Ủy viên Bộ Chính trị.
c) Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội.
...

Như vậy, tuổi bổ nhiệm lần đầu chức danh trợ lý Chủ tịch Quốc hội phải còn trong độ tuổi lao động.

Trợ lý Chủ tịch Quốc hội do cấp nào quản lý?

Trợ lý Chủ tịch Quốc hội do cấp nào quản lý? (Hình từ Internet)

Trợ lý Chủ tịch Quốc hội do cấp nào quản lý?

Căn cứ tại Nhóm II Bảng danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở ban hành kèm theo Kết luận 35-KL/TW năm 2022:

Nhóm II: Chức danh cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý

Cấp

Bậc

Chức danh, chức vụ

Các chức danh diện Ban Bí thư quản lý

2

- Thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

- Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước.

- Phó trưởng các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; Bí thư thường trực Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

- Phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương; chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

- Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.

- Chủ tịch các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương (đối với các tổ chức hội có đảng đoàn).

- Trợ lý các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước; Trợ lý Thường trực Ban Bí thư.

Đồng thời, theo quy định tại Nhóm I Bảng danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở ban hành kèm theo Kết luận 35-KL/TW năm 2022:

Nhóm I: Các chức danh lãnh đạo chủ chốt và lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước

STT

Cấp

Chức danh, chức vụ

I

Lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước

Tổng Bí thư.

Chủ tịch nước.

Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch Quốc hội.

Như vậy, trợ lý Chủ tịch Quốc hội do Ban Bí thư quản lý.

Tiêu chuẩn, điều kiện của Trợ lý Chủ tịch Quốc hội là gì?

Tiêu chuẩn, điều kiện của Trợ lý Chủ tịch Quốc hội được quy định tại Điều 4 Quy định 30-QĐ/TW năm 2021, cụ thể như sau:

Về tiêu chuẩn, điều kiện chung

(i) Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

- Tuyệt đối trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng; kiên quyết đấu tranh bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. Yên tâm công tác, tuyệt đối chấp hành sự phân công của tổ chức.

- Có phẩm chất đạo đức trong sáng; lối sống giản dị, khiêm tốn, chân thành, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đoàn kết nội bộ; không cơ hội, lợi dụng chức trách, nhiệm vụ để vụ lợi; không để gia đình, người thân lợi dụng uy tín bản thân để trục lợi. Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc; có ý thức phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, đấu tranh ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.

- Trung thành, trung thực, tận tụy, thận trọng, thẳng thắn; gương mẫu, chấp hành nghiêm kỷ luật công tác, kỷ luật phát ngôn; giữ bí mật nội dung công việc.

(ii) Về trình độ chuyên môn

Có trình độ đại học trở lên, nắm vững về chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

(iii) Về năng lực và uy tín

Hiểu biết về lĩnh vực được phân công; có khả năng tham mưu, đề xuất nhiệm vụ, giải pháp có hiệu quả; có tác phong làm việc khoa học, khả năng làm việc độc lập; được lãnh đạo, đồng nghiệp nơi công tác và cơ quan, cá nhân nơi phối hợp công tác tin tưởng, tín nhiệm.

Về tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể

- Có trình độ chuyên môn phù hợp, am hiểu sâu về lĩnh vực được phân công; có năng lực nghiên cứu, phân tích, tổng hợp thông tin và tham mưu; có khả năng phối hợp công tác.

- Giữ chức vụ trưởng hoặc tương đương hoặc có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo tương đương vụ trưởng trở lên ít nhất là 3 năm; trường hợp đặc biệt, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Trợ lý Chủ tịch Quốc hội
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hiện tại có bao nhiêu Trợ lý Chủ tịch Quốc hội? Việc tuyển chọn Trợ lý Chủ tịch Quốc hội phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Pháp luật
Trợ lý Chủ tịch Quốc hội phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành nào? Trợ lý Chủ tịch Quốc hội có thể được bố trí làm việc ở đâu?
Pháp luật
Trợ lý Chủ tịch Quốc hội bị cách chức thì ai sẽ là người thay thế? Việc bổ nhiệm trợ lý Chủ tịch Quốc hội được thực hiện theo hình thức nào?
Pháp luật
Trợ lý Chủ tịch Quốc hội và Thư ký Chủ tịch Quốc hội là cùng 1 chức danh hay là 2 chức danh khác nhau?
Pháp luật
Trợ lý Chủ tịch Quốc hội do ai giới thiệu? Khi thôi đảm nhiệm chức danh trợ lý thì có được bố trí, sắp xếp công việc khác không?
Pháp luật
Trợ lý chủ tịch quốc hội bị cách chức trong những trường hợp nào? Quy trình bổ nhiệm trợ lý Chủ tịch Quốc hội như thế nào?
Pháp luật
Kết quả nhận xét, đánh giá đối với trợ lý Chủ tịch Quốc hội có là căn cứ bình xét thi đua, khen thưởng hay không?
Pháp luật
Trợ lý Chủ tịch quốc hội được hưởng mức lương và chính sách chế độ tương đương Thứ trưởng đúng hay không?
Pháp luật
Lương trợ lý Chủ tịch Quốc hội trước và sau khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024 như thế nào?
Pháp luật
Để được bổ nhiệm làm Trợ lý Chủ tịch quốc hội có bắt buộc phải giữ chức vụ trưởng ít nhất là 3 năm hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trợ lý Chủ tịch Quốc hội
134 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trợ lý Chủ tịch Quốc hội
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào