Tư vấn viên pháp luật làm công tác tư vấn pháp luật của Công đoàn được quyền từ chối tư vấn pháp luật trong những trường hợp nào?
- Tư vấn viên pháp luật làm công tác tư vấn pháp luật của Công đoàn là những người nào?
- Tư vấn viên pháp luật làm công tác tư vấn pháp luật của Công đoàn được quyền từ chối tư vấn pháp luật trong những trường hợp nào?
- Tư vấn viên pháp luật của Công đoàn có những trách nhiệm gì trong hoạt động tư vấn pháp luật?
Tư vấn viên pháp luật làm công tác tư vấn pháp luật của Công đoàn là những người nào?
Căn cứ Điều 10 Quy định về tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 655/QĐ-TLĐ năm 2014 quy định về tư vấn viên pháp luật như sau:
Tư vấn viên pháp luật
Tư vấn viên pháp luật là người có đủ điều kiện, được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước công nhận, cấp thẻ Tư vấn viên pháp luật theo quy định tại Nghị định 77/2008/NĐ-CP , được Công đoàn phân công hoặc hợp đồng làm công tác tư vấn pháp luật của Công đoàn.
Như vậy, theo quy định, tư vấn viên pháp luật làm công tác tư vấn pháp luật của Công đoàn là người có đủ điều kiện, được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước công nhận, cấp thẻ Tư vấn viên pháp luật, được Công đoàn phân công hoặc hợp đồng làm công tác tư vấn pháp luật của Công đoàn.
Tư vấn viên pháp luật làm công tác tư vấn pháp luật của Công đoàn là những người nào? (Hình từ Internet)
Tư vấn viên pháp luật làm công tác tư vấn pháp luật của Công đoàn được quyền từ chối tư vấn pháp luật trong những trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 20 Quy định về tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 655/QĐ-TLĐ năm 2014 quy định về quyền và trách nhiệm của cán bộ tư vấn, tư vấn viên, công tác viên thực hiện tư vấn pháp luật như sau:
Quyền và trách nhiệm của cán bộ tư vấn, tư vấn viên, công tác viên thực hiện tư vấn pháp luật
1. Quyền hạn:
a) Được yêu cầu Tổ chức tư vấn pháp luật của cơ quan chủ quản hoặc công đoàn cấp có thẩm quyền đề nghị các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho hoạt động tư vấn pháp luật theo quy định của pháp luật;
b) Khi được ủy quyền hoặc phân công của Công đoàn, có quyền đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên công đoàn, người lao động trước người sử dụng lao động, cơ quan nhà nước, tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
c) Đề xuất với công đoàn cấp có thẩm quyền kiến nghị với các cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm giải quyết yêu cầu hoặc đề nghị của đối tượng tư vấn pháp luật theo quy định của pháp luật;
d) Được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng tư vấn pháp luật; được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn;
đ) Từ chối tư vấn pháp luật trong những trường hợp không thuộc chức năng, nhiệm vụ, nội dung tư vấn; đối tượng tư vấn có hành vi vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan, cố tình cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật.
e) Từ chối yêu cầu tư vấn pháp luật trái quy định của pháp luật, quy định của Tổng Liên đoàn và đạo đức xã hội;
...
Như vậy, theo quy định thì, tư vấn viên pháp luật của Công đoàn có quyền từ chối tư vấn pháp luật trong những trường hợp sau đây:
(1) Trường hợp không thuộc chức năng, nhiệm vụ, nội dung tư vấn;
(2) Đối tượng tư vấn có hành vi vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan, cố tình cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật.
Ngoài ra, tư vấn viên pháp luật của Công đoàn cũng có quyền từ chối yêu cầu tư vấn pháp luật nếu yêu cầu đó trái quy định của pháp luật, quy định của Tổng Liên đoàn và đạo đức xã hội.
Tư vấn viên pháp luật của Công đoàn có những trách nhiệm gì trong hoạt động tư vấn pháp luật?
Căn cứ khoản 2 Điều 20 Quy định về tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 655/QĐ-TLĐ năm 2014 quy định về quyền và trách nhiệm của cán bộ tư vấn, tư vấn viên, công tác viên thực hiện tư vấn pháp luật như sau:
Quyền và trách nhiệm của cán bộ tư vấn, tư vấn viên, công tác viên thực hiện tư vấn pháp luật
...
đ) Từ chối tư vấn pháp luật trong những trường hợp không thuộc chức năng, nhiệm vụ, nội dung tư vấn; đối tượng tư vấn có hành vi vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan, cố tình cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật.
e) Từ chối yêu cầu tư vấn pháp luật trái quy định của pháp luật, quy định của Tổng Liên đoàn và đạo đức xã hội;
2. Trách nhiệm:
a) Tiếp nhận, nghiên cứu, trả lời, theo dõi kết quả tư vấn và lưu giữ hồ sơ tư vấn theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn;
b) Tư vấn pháp luật trung thực, khách quan;
c) Tuân thủ các quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn về thực hiện tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý;
d) Chịu trách nhiệm về nội dung tư vấn pháp luật do mình thực hiện ;
e) Bồi hoàn thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong khi thực hiện tư vấn pháp luật.
Như vậy, theo quy định, tư vấn viên pháp luật của Công đoàn có những trách nhiệm sau đây:
(1) Tiếp nhận, nghiên cứu, trả lời, theo dõi kết quả tư vấn và lưu giữ hồ sơ tư vấn theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn;
(2) Tư vấn pháp luật trung thực, khách quan;
(3) Tuân thủ các quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn về thực hiện tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý;
(4) Chịu trách nhiệm về nội dung tư vấn pháp luật do mình thực hiện ;
(5) Bồi hoàn thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong khi thực hiện tư vấn pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?