Tủ thử nấm mốc gây hại trên bề mặt gỗ trong điều kiện phòng thí nghiệm có thể được thiết lập ra sao?
Có các thiết bị, dụng cụ nào dùng để thử nấm mốc gây hại trên bề mặt gỗ trong điều kiện phòng thí nghiệm?
Các thiết bị, dụng cụ dùng để thử nấm mốc gây hại trên bề mặt gỗ trong điều kiện phòng thí nghiệm được quy định tại tiểu mục 5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13705:2023 về Chế phẩm bảo quản gỗ - Xác định khả năng chống chịu nấm mốc gây hại trên bề mặt - Phương pháp trong phòng thí nghiệm gồm:
- Tủ sấy, có khả năng sấy đến nhiệt độ 105 °C.
- Cân kỹ thuật, độ phân giải 0,1g.
- Đĩa Petri, đường kính 10 cm.
- Pipet, dung tích từ 100 μl đến 1000 μl.
- Bình tam giác, dung tích 500 ml.
- Bình phun, có thể phun dung dịch thành dạng sương, ví dụ bình phun tưới dạng dịch lên lá cây.
- Thanh thủy tinh, đường kính 3 mm, dài 10 cm, đề đặt mẫu lên sau khi tẩm.
- Que trang thủy tinh, đường kính 3 mm, dài 20 cm, đầu gấp lại thành hình tam giác.
- Khẩu trang N95.
- Thiết bị ngâm: Thùng làm bằng vật liệu composite hoặc inox không phản ứng với chế phẩm bảo quản.
- Thiết bị tẩm chân không: Thiết bị có khả năng hút chân không.
- Găng tay cao su.
- Phòng được điều khiển nhiệt độ chứa tủ thử nấm, có khả năng duy trì nhiệt độ thấp hơn 5 °C so với nhiệt độ thí nghiệm trong tủ để sự tổn thất nhiệt từ tủ ở mức vừa phải, đảm bảo duy trì độ ẩm không khí tối thiểu 95 % ở nhiệt độ thử nghiệm và ngăn chặn sự ngưng tụ hơi nước quá mức trong tủ thử nấm.
- Tủ thử nấm
Tủ thử nấm mốc gây hại trên bề mặt gỗ trong điều kiện phòng thí nghiệm có thể được thiết lập ra sao? (Hình từ Internet)
Tủ thử nấm mốc gây hại trên bề mặt gỗ trong điều kiện phòng thí nghiệm có thể được thiết lập ra sao?
Tủ thử nấm mốc gây hại trên bề mặt gỗ trong điều kiện phòng thí nghiệm có thể được thiết lập theo quy định tại tiết 5.3.14 tiểu mục 5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13705:2023 về Chế phẩm bảo quản gỗ - Xác định khả năng chống chịu nấm mốc gây hại trên bề mặt - Phương pháp trong phòng thí nghiệm như sau:
- Tủ chứa đất, nước, giá treo mẫu. Mái dốc là 2 tấm nhựa acrylic xếp vuông góc 90°, để khi phun ẩm giọt nước chảy xuống mép mái, không nhỏ vào mẫu. Gắn mái bằng miếng đệm.
+ Tủ được duy trì ở nhiệt độ từ 25 °C đến 28 °C.
+ Tủ làm bằng vật liệu không trợ giúp cho sự sinh trưởng của nấm mốc và chia thành các khoang nhỏ chứa khoảng 28 mẫu. Tủ thử chứa thùng chứa nước làm bằng polypropylen hoặc polyethylen.
- Thiết bị gia nhiệt được đặt ở đáy tủ và xuyên vào trong tủ ở vị trí 80 mm chìm trong nước.
+ Thiết bị gia nhiệt được nối với thiết bị điều chỉnh nhiệt độ điện từ để duy trì nhiệt độ 25 °C ± 1 °C và hiển thị trên nhiệt kế đặt gần mẫu.
+ Nhiệt độ từ 15 °C đến 32,5 °C có thể được cài đặt theo yêu cầu thí nghiệm.
+ Để phân bố nhiệt độ đồng đều, nước trong thùng được khuấy liên tục bằng bơm tuần hoàn ở mức lưu lượng tối đa. Khay acrylic nhỏ hơn thành trong của tủ khoảng 25 mm và có độ sâu khoảng 76 mm, đáy là lưới mắt cáo bằng kim loại không gỉ, có đế để đặt trên mức nước khoảng 25 mm và ở giữa tủ. Đặt 1 lớp sàng bằng sợi thủy tinh hoặc nhựa trên lưới để giữ đất không rơi xuống.
- Một chiếc quạt nhỏ gắn vuông góc vào thành tủ phía trên bề mặt đất trong khay để khuếch tán liên tục bào tử nấm và độ ẩm đến các bề mặt mẫu. Độ ẩm trong tủ đảm bảo khoảng 95%.
- Một loạt giá treo mẫu được gắn vào tủ, giá có các lỗ treo. Độ rộng, độ cao của giá treo và khoảng cách các lỗ treo phù hợp để các mẫu (75x100) mm xếp theo chiều dọc, cách lớp đất 75 mm. Giá treo và móc treo làm bằng vật liệu không trợ giúp cho sự sinh trưởng của nấm mốc. Mẫu được đục lỗ ở gần mặt đầu, ở khoảng giữa mẫu để treo vào móc rồi gài vào lỗ trên giá.
- Một cách treo mẫu khác là sử dụng các khung hình chữ nhật với các thanh có rãnh song song ở phía trên và dưới để xếp mẫu riêng rẽ theo chiều dọc mà không cần sử dụng móc treo.
+ Một khung nhựa đặt lên trên cạnh của khay đất và trên khung nhựa gài giá xếp mẫu là khung hình chữ nhật với các thanh có rãnh để xếp mẫu (Hình 2). Hai cạnh dài của khung nhựa cao khoảng 130 mm.
+ Giá xếp mẫu hình chữ nhật được tạo thành từ bốn thanh nhựa acrylic kích thước 440 mm × 40 mm, các thanh này được xẻ rãnh trên 1 cạnh tạo 14 khe hình chữ nhật, mỗi khe sâu 10 mm, rộng 15 mm.
+ Một khung hình chữ nhật được tạo ra bằng cách dán các đầu của bốn mảnh này vào hai đầu trên dưới của hai tấm acrylic (mỗi tấm dài 230 mm, rộng 40 mm) sao cho các rãnh quay vào nhau và xa nhau để giữ mẫu.
- Đất trong khay là đất sạch phù hợp để nhân giống thực vật, chứa khoảng 25% mùn, pH 5,5-7,6; độ ẩm đất 100% ở thời điểm bắt đầu thử nghiệm. Độ dày lớp đất trong khay khoảng 8 cm. Đất không bị nén chặt.
Độ ẩm đạt yêu cầu nếu có phần nước ngưng tụ ổn định ở mái dốc. Nhiệt ẩm kế được đặt trong tủ thử nấm để xác nhận điều kiện thử nghiệm.
Chế phẩm bảo quản gỗ là gì?
Chế phẩm bảo quản gỗ (wood preservatives) được giải thích theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13705:2023 về Chế phẩm bảo quản gỗ - Xác định khả năng chống chịu nấm mốc gây hại trên bề mặt - Phương pháp trong phòng thí nghiệm như sau: "Các hợp chất có nguồn gốc tự nhiên, hóa tổng hợp, hóa sinh học dùng để bảo quản gỗ, phòng chống sinh vật gây hại (nấm, côn trùng và hà biển), phi sinh vật (lửa, ánh sáng, cơ học, hóa học), làm phá hủy hoặc biến dạng gỗ và sản phẩm gỗ."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?