Từ 10/03/2022, thu thập thông tin về cung cầu lao động và người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Thu thập thông tin về cung lao động được quy định như thế nào?
Theo Mục 1 Chương II Thông tư 01/2022/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động thì thu thập thông tin về cung lao động được quy định như sau:
Đối tượng được thu thập
Đối tượng được thu thập là người từ 15 tuổi trở lên đang thực tế thường trú tại địa bàn nơi thực hiện thu thập thông tin.
Trước đây, Thông tư 27/2015/TT-BLĐTBXH quy định đối tượng thu thập thông tin về Cung lao động là người lao động.
Nội dung thu thập
- Nội dung thu thập
+ Họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; số định danh cá nhân.
+ Trình độ giáo dục phổ thông cao nhất; trình độ chuyên môn kỹ thuật và chuyên ngành đào tạo.
+ Công việc chính đang làm (tên công việc; vị thế việc làm; nơi làm việc (tên, loại hình, ngành kinh tế, địa chỉ)).
+ Tình trạng thất nghiệp (công việc chính trước khi thất nghiệp, thời gian thất nghiệp).
+ Lý do không tham gia hoạt động kinh tế.
+ Nhu cầu đào tạo, việc làm.
- Khi có sự thay đổi hoặc sai sót về nội dung thông tin quy định tại khoản 1 Điều này thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thu thập thông tin tiến hành cập nhật, chỉnh sửa.
Quy trình thu thập
- Chuẩn bị thu thập
+ Khảo sát về hiện trạng thông tin, dữ liệu về cung lao động.
+ Xác định phương án, thời gian, địa điểm thực hiện.
+ Trang thiết bị, phương tiện thực hiện.
+ Xác định kinh phí thực hiện theo quy định.
+ Thông báo cho đơn vị, cá nhân liên quan để thực hiện.
- Thực hiện thu thập
+ Xây dựng biểu mẫu thu thập thông tin về cung lao động theo nhu cầu của địa phương và đảm bảo thông tin tối thiểu theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
+ Tiến hành thu thập theo biểu mẫu đã xây dựng; xử lý các vấn đề phát sinh, điều chỉnh bổ sung biểu mẫu (nếu cần).
+ Kiểm tra, xác nhận thông tin.
+ Nhập, đối soát thông tin thành dạng số.
- Giao nộp, sử dụng thông tin, dữ liệu
+ Giao nộp thông tin, dữ liệu (dạng số hoặc trên giấy).
+ Cập nhật thông tin, dữ liệu lên hệ thống lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động.
+ Lập báo cáo, thống kê theo quy định.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) căn cứ vào thực trạng và nhu cầu thông tin, dữ liệu về cung lao động của địa phương để xây dựng kế hoạch và triển khai thu thập, cập nhật thông tin về cung lao động.
Từ sau 10/03/2022, thu thập thông tin về cung cầu lao động và người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được pháp luật quy định như thế nào?
Thu thập thông tin về cầu lao động được quy định như thế nào?
Theo Mục 2 Chương II Thông tư 01/2022/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động thu thập thông tin về cầu lao động được quy định như sau:
Đối tượng được thu thập
Đối tượng được thu thập là người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Bộ luật Lao động.
Trước đây, Thông tư 27/2015/TT-BLĐTBXH quy định đối tượng thu thập thông tin về Cung lao động là người lao động.
Nội dung thu thập
1. Nội dung thu thập
a) Việc sử dụng lao động của người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật Lao động.
b) Nhu cầu tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động.
2. Khi có sự thay đổi hoặc sai sót trong quá trình thu thập thông tin quy định tại khoản 1 Điều này thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thu thập thông tin tiến hành cập nhật, chỉnh sửa.
Trước đây, Điều 9 Thông tư 27/2015/TT-BLĐTBXH quy định về nội dung thu thập như sau:
"Điều 9. Nội dung thu thập
1. Thông tin định danh gồm tên, địa chỉ, loại hình và mã số của người sử dụng lao động.
2. Ngành, nghề kinh doanh chính.
3. Tiền lương.
4. Số lượng lao động đang làm việc theo giới tính, loại lao động, hợp đồng lao động, vị trí việc làm, trình độ giáo dục phổ thông, trình độ chuyên môn kỹ thuật.
5. Số lao động có nhu cầu tuyển theo trình độ chuyên môn kỹ thuật."
Quy trình thu thập
- Quy trình thu thập thông tin sử dụng lao động của người sử dụng lao động theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư này thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
- Quy trình thu thập, cập nhật thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư này thực hiện như sau:
+ Chuẩn bị thu thập
++ Khảo sát về hiện trạng thông tin, dữ liệu về cầu lao động.
++ Xác định phương án, thời gian, địa điểm thực hiện.
++ Trang thiết bị, phương tiện thực hiện.
++ Xác định kinh phí thực hiện theo quy định.
++ Thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để thực hiện.
+ Thực hiện thu thập
++ Xây dựng biểu mẫu và tiến hành thu thập thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động theo nhu cầu của địa phương và đảm bảo thông tin tối thiểu theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này; xử lý các vấn đề phát sinh, điều chỉnh bổ sung biểu mẫu (nếu cần).
++ Trung tâm dịch vụ việc làm tổ chức thu thập, cập nhật thường xuyên chi tiết thông tin tuyển dụng của người sử dụng lao động theo Mẫu số 03a/PL01 ban hành kèm theo Nghị định 23/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 37 và Điều 39 Luật Việc làm 2014 về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.
++ Kiểm tra, xác nhận thông tin.
++ Nhập, đối soát thông tin thành dạng số.
+ Giao nộp, sử dụng thông tin, dữ liệu người sử dụng lao động
++ Giao nộp thông tin, dữ liệu (dạng số hoặc trên giấy).
++ Cập nhật thông tin, dữ liệu lên hệ thống lưu trữ, tổng hợp thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động.
++ Lập báo cáo, thống kê theo quy định.
++ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ vào thực trạng và nhu cầu thông tin về thực trạng và nhu cầu sử dụng lao động của địa phương để xây dựng kế hoạch và triển khai thu thập, cập nhật thông tin về cầu lao động.
Thu thập thông tin về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Theo Mục 3 Chương II Thông tư 01/2022/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động thu thập thông tin về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được quy định như sau:
Đối tượng được thu thập
Đối tượng được thu thập là người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Bộ luật Lao động.
Nội dung thu thập
- Nội dung thu thập
+ Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; số hộ chiếu; giấy phép lao động.
+ Trình độ chuyên môn đào tạo và chuyên ngành đào tạo.
+ Vị trí công việc; chức danh công việc; hình thức làm việc; loại hình doanh nghiệp, tổ chức làm việc; kinh nghiệm làm việc; chứng chỉ hành nghề (nếu có).
+ Địa điểm và thời gian làm việc.
- Khi có sự thay đổi hoặc sai sót trong quá trình thu thập thông tin của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này thì cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm thu thập thông tin tiến hành cập nhật, chỉnh sửa.
Trước đây, Điều 13 Thông tư 27/2015/TT-BLĐTBXH quy định về nội dung thu thập như sau:
"Điều 13. Nội dung thu thập
1. Thông tin cá nhân gồm họ và tên, quốc tịch, ngày tháng năm sinh, giới tính, hộ chiếu.
2. Giấy phép lao động.
3. Việc làm đang làm gồm các thông tin về vị trí việc làm, mức lương trung bình."
Quy trình thực hiện
Từ hệ thống thông tin, dữ liệu chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động; cấp, cấp lại, gia hạn và thu hồi giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thu thập, cập nhật thông tin, dữ liệu lên hệ thống lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp người lao động nước ngoài thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 30 Nghị định 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động việt nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam thì Cục Việc làm tiến hành thu thập theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
Thông tư 01/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 10/3/2022 và thay thế Thông tư 27/2015/TT-BLĐTBXH ngày 24/7/2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?