Từ ngày 10/12/2023, hồ sơ cấp giấy chứng nhận bị phơi nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp có gì thay đổi?
- Từ ngày 10/12/2023, hồ sơ cấp giấy chứng nhận bị phơi nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp có gì thay đổi?
- Trình tự cấp Giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp bao gồm những bước nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp?
- Điều kiện xác định người bị phơi nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp là gì?
Từ ngày 10/12/2023, hồ sơ cấp giấy chứng nhận bị phơi nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp có gì thay đổi?
Hiện nay, hồ sơ cấp giấy chứng nhận bị phơi nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Quyết định 120/2008/QĐ-TTg như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp gồm có:
a. Biên bản tai nạn rủi ro nghề nghiệp;
b. Bản sao hợp pháp kết quả xét nghiệm HIV âm tính của người bị phơi nhiễm, bao gồm cả bản đọc kết quả xét nghiệm bằng kỹ thuật ELISA;
c. Công văn đề nghị cấp Giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV của cơ quan, đơn vị nơi người bị phơi nhiễm với HIV đang công tác.
Tuy nhiên, từ ngày 10/12/2023 thì tại khoản 1 Điều 5 Quyết định 24/2023/QĐ-TTg có quy định mới về hồ sơ cấp giấy chứng nhận bị phơi nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
Theo đó, hồ sơ cấp giấy chứng nhận bị phơi nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp gồm:
- Công văn đề nghị cấp giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp;
- Biên bản tai nạn rủi ro nghề nghiệp;
- Bản chính hoặc bản sao kết quả xét nghiệm HIV âm tính;
- Bản chính hoặc bản sao kết quả xét nghiệm HIV dương tính của nguồn gây phơi nhiễm HIV (nếu có).
Theo đó, quy định mới không còn yêu cầu bản đọc kết quả xét nghiệm bằng kỹ thuật ELISA. Bên cạnh đó, quy định mới có bổ sung thêm thành phần hồ sơ là bản chính hoặc bản sao kết quả xét nghiệm HIV dương tính của nguồn gây phơi nhiễm HIV (nếu có).
Từ ngày 10/12/2023, hồ sơ cấp giấy chứng nhận bị phơi nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp có gì thay đổi?
Trình tự cấp Giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp bao gồm những bước nào?
Tại Điều 6 Quyết định 24/2023/QĐ-TTg quy định về trình tự cấp giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp như sau:
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (sau đây gọi là cơ quan quản lý) gửi 01 bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quy định tại Điều 4 Quyết định 24/2023/QĐ-TTg.
+ Qua đường bưu chính.
+ Trên môi trường điện tử.
- Trình tự kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận:
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp. Giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp theo quy định tại Mẫu số 04 và Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 24/2023/QĐ-TTg.
+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo nêu rõ lý do và hướng dẫn cho cơ quan quản lý bổ sung hồ sơ.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp?
Tại Điều 4 Quyết định 24/2023/QĐ-TTg quy định cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp:
- Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp cho các đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý.
- Bộ Quốc phòng cấp giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp cho các đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý.
- Bộ Công an cấp giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp cho các đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý.
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp cho các đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý và các đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý của các bộ, ngành khác trừ các trường hợp nêu trên.
Như vậy, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp được thực hiện theo nội dung trên.
Điều kiện xác định người bị phơi nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp là gì?
Người được xác định bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp phải đáp ứng các điều kiện theo Điều 2 Quyết định 24/2023/QĐ-TTg như sau:
- Khi đang thi hành nhiệm vụ bị một trong các tai nạn sau:
+ Bị máu, chế phẩm máu hoặc dịch cơ thể người nhiễm HIV tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc hoặc vùng da bị tổn thương.
+ Bị máu, chế phẩm máu hoặc dịch cơ thể người không xác định được tình trạng nhiễm HIV tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc hoặc vùng da bị tổn thương.
- Có kết quả xét nghiệm HIV âm tính do cơ sở xét nghiệm theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh thực hiện. Mẫu máu sử dụng xét nghiệm HIV phải lấy từ người bị tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong thời gian 72 giờ kể từ thời điểm xảy ra tai nạn quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 24/2023/QĐ-TTg.
Quyết định 24/2023/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 12 năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?