Tư lệnh Cảnh sát cơ động điều động Cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ trong những trường hợp nào?

Tôi có thắc mắc là Tư lệnh Cảnh sát cơ động được điều động Cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ trong các trường hợp nào? Trách nhiệm của Tư lệnh Cảnh sát cơ động trong hoạt động của Cảnh sát cơ động? Câu hỏi của anh P.H (Tp.Huế).

Tư lệnh Cảnh sát cơ động có quyền quyết định việc áp dụng các biện pháp công tác của Cảnh sát cơ động không?

Tư lệnh Cảnh sát cơ động có quyền quyết định việc áp dụng các biện pháp công tác của Cảnh sát cơ động theo quy định tại Điều 14 Luật Cảnh sát cơ động 2022 như sau:

Biện pháp công tác của Cảnh sát cơ động
1. Cảnh sát cơ động thực hiện các biện pháp công tác theo quy định của Luật Công an nhân dân và quy định của pháp luật có liên quan để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật này, trong đó biện pháp vũ trang là chủ yếu.
2. Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định việc áp dụng các biện pháp công tác theo quy định tại khoản 1 Điều này, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về quyết định của mình.

Theo quy định trên, Cảnh sát cơ động thực hiện các biện pháp công tác theo quy định của Luật Công an nhân dân và quy định của pháp luật có liên quan để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 9 và Điều 10 Luật Cảnh sát cơ động 2022, trong đó biện pháp vũ trang là chủ yếu.

Tư lệnh Cảnh sát cơ động quyết định việc áp dụng các biện pháp công tác theo quy định trên, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về quyết định của mình.

cơ động

Tư lệnh Cảnh sát cơ động (Hình từ Internet)

Tư lệnh Cảnh sát cơ động điều động Cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ trong các trường hợp nào?

Tư lệnh Cảnh sát cơ động điều động Cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Cảnh sát cơ động 2022 như sau:

Điều động Cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ
1. Bộ trưởng Bộ Công an điều động Cảnh sát cơ động trong phạm vi toàn quốc để thực hiện nhiệm vụ.
2. Tư lệnh Cảnh sát cơ động điều động Cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ trong các trường hợp sau đây:
a) Đơn vị Cảnh sát cơ động thuộc quyền thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch, phương án thuộc thẩm quyền phê duyệt;
b) Đơn vị Cảnh sát cơ động theo phương án đã được cấp trên phê duyệt, được ủy quyền phê duyệt hoặc khi được giao chủ trì chỉ huy giải quyết các tình huống cụ thể;
c) Đơn vị Cảnh sát cơ động thuộc quyền để thực hiện nhiệm vụ trong trường hợp cấp bách và đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an.
3. Giám đốc Công an cấp tỉnh điều động đơn vị Cảnh sát cơ động thuộc quyền thực hiện nhiệm vụ trong các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch, phương án đã được cấp trên phê duyệt hoặc thuộc thẩm quyền phê duyệt;
b) Thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn quản lý trong trường hợp cấp bách và đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an.
4. Chỉ huy đơn vị Cảnh sát cơ động điều động, sử dụng đơn vị thuộc quyền để thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch, phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; điều động đơn vị thuộc quyền tham gia phòng, chống, khắc phục thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ và đồng thời báo cáo chỉ huy cấp trên trực tiếp.
5. Việc điều động Cảnh sát cơ động trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiết quân luật, giới nghiêm được thực hiện theo quy định của pháp luật và quyết định của cấp có thẩm quyền.

Theo quy định trên, Tư lệnh Cảnh sát cơ động điều động Cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ trong các trường hợp sau đây:

- Đơn vị Cảnh sát cơ động thuộc quyền thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch, phương án thuộc thẩm quyền phê duyệt;

- Đơn vị Cảnh sát cơ động theo phương án đã được cấp trên phê duyệt, được ủy quyền phê duyệt hoặc khi được giao chủ trì chỉ huy giải quyết các tình huống cụ thể;

- Đơn vị Cảnh sát cơ động thuộc quyền để thực hiện nhiệm vụ trong trường hợp cấp bách và đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an.

Việc điều động Cảnh sát cơ động trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiết quân luật, giới nghiêm được thực hiện theo quy định của pháp luật và quyết định của cấp có thẩm quyền.

Tư lệnh Cảnh sát cơ động có trách nhiệm như thế nào trong hoạt động của Cảnh sát cơ động?

Tư lệnh Cảnh sát cơ động có trách nhiệm như thế nào trong hoạt động của Cảnh sát cơ động theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Cảnh sát cơ động 2022 như sau:

Trách nhiệm của Tư lệnh Cảnh sát cơ động và Giám đốc Công an cấp tỉnh
1. Tư lệnh Cảnh sát cơ động có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật này, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ trưởng Bộ Công an về hoạt động của Cảnh sát cơ động.
2. Giám đốc Công an cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo lực lượng Cảnh sát cơ động thuộc quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật này, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ trưởng Bộ Công an.

Theo quy định trên, Tư lệnh Cảnh sát cơ động có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động theo quy định tại Điều 9 Luật Cảnh sát cơ động 2022 và quyền hạn của Cảnh sát cơ động theo quy định tại Điều 10 Luật Cảnh sát cơ động 2022, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ trưởng Bộ Công an về hoạt động của Cảnh sát cơ động.

Cảnh sát cơ động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khi Cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ tuần tra thì có được trang bị phương tiện giao thông lắp thiết bị đèn phát tín hiệu ưu tiên không?
Pháp luật
Ngày 15 tháng 4 hằng năm là ngày gì? Cảnh sát cơ động có nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự hay không?
Pháp luật
Ngày 15 tháng 4 là ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động đúng không? Hệ thống tổ chức của Cảnh sát cơ động?
Pháp luật
Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động có được ưu tiên thực hiện chính sách về nhà ở xã hội hay không?
Pháp luật
Cảnh sát cơ động được mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ vào cảng hàng không để thực hiện những nhiệm vụ nào?
Pháp luật
Trong trường hợp nào Cảnh sát cơ động được mang theo vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ vào cảng hàng, lên tàu bay dân sự?
Pháp luật
Nội dung quản lý nhà nước đối với Cảnh sát cơ động? Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với Cảnh sát cơ động được quy định như thế nào?
Pháp luật
Tuyển chọn công dân vào Cảnh sát cơ động phải đảm bảo những yêu cầu gì? Trang bị của Cảnh sát cơ động?
Pháp luật
K02 Bộ Công an là Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động đúng không? Ai có quyền điều động Cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ?
Pháp luật
Cá nhân giả danh cảnh sát cơ động sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cảnh sát cơ động
939 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cảnh sát cơ động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào