Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam do ai có quyền quyết định miễn nhiệm, cách chức theo quy định hiện nay?

Tôi có thắc mắc là theo quy định hiện nay Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam do ai có quyền quyết định miễn nhiệm, cách chức? Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam phạm tội tham ô tài sản bị xử lý hình sự như thế nào? - câu hỏi của anh Nam (Bắc Ninh)

Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam do ai có quyền quyết định miễn nhiệm, cách chức?

Theo điểm b khoản 1 Điều 25 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014) quy định như sau:

Thẩm quyền quyết định đối với sĩ quan
1. Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với sĩ quan được quy định như sau:
a) Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, Chuẩn Đô đốc, Phó Đô đốc, Đô đốc Hải quân;
b) Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng; Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Tư lệnh, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh, Chính ủy Bộ đội Biên phòng; Tư lệnh, Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ và các chức vụ khác theo quy định của cấp có thẩm quyền;
c) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ và phong, thăng, giáng, tước các cấp bậc quân hàm còn lại và nâng lương sĩ quan;
d) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ thuộc ngành Kiểm sát, Toà án, Thi hành án trong quân đội được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm đến chức vụ nào thì có quyền miễn nhiệm, cách chức, giáng chức, quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ, điều động, biệt phái, giao chức vụ thấp hơn, cho thôi phục vụ tại ngũ, chuyển ngạch và giải ngạch sĩ quan dự bị đến chức vụ đó.

Theo quy định nêu trên thì Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền quyết định miễn nhiệm, cách chức Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.

Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam

Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam do ai có quyền quyết định miễn nhiệm, cách chức theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)

Những việc Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam không được làm là gì?

Theo Điều 28 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định những việc sĩ quan không được làm như sau:

Những việc sĩ quan không được làm
Sĩ quan không được làm những việc trái với pháp luật, kỷ luật quân đội và những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.

Theo quy định Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam không được làm những việc trái với pháp luật, kỷ luật quân đội và những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.

Xem thêm tại Mục 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định những việc cán bộ, công chức không được làm.

Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam phạm tội tham ô tài sản bị xử lý hình sự như thế nào?

Theo Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm r khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội tham ô tài sản như sau:

Tội tham ô tài sản
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;
e) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
g) Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.

Như vậy, nếu Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam phạm tội tham ô tài sản sẽ bị xử lý hình sự như tại quy định này.

Cảnh sát biển Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Cảnh sát biển Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
04 Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển của Việt Nam? Phạm vi hoạt động, địa bàn quản lý của các Bộ Tư lệnh?
Pháp luật
Nhà nước quản lý đối với Cảnh sát biển Việt Nam thông qua những nội dung gì theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Cảnh sát biển Việt Nam có quyền truy đuổi tàu thuyền không chấp hành hiệu lệnh dừng tàu thuyền theo quy định không?
Pháp luật
Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có quyền tiến hành hoạt động điều tra hình sự theo quy định của pháp luật không?
Pháp luật
Hợp tác quốc tế của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có gồm việc bảo đảm độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia không?
Pháp luật
Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam do Thủ tướng bổ nhiệm có hạn tuổi phục vụ cao nhất đến năm bao nhiêu?
Pháp luật
Khi tiếp nhận vụ việc có tính chất phức tạp mà chưa có dấu hiệu của tội phạm thì Cảnh sát biển Việt Nam phải tiến hành xác minh những nội dung nào?
Pháp luật
Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam là ai? Ai có quyền quyết định bổ nhiệm Trinh sát viên?
Pháp luật
Công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển có được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ không?
Pháp luật
Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển năm 2022: Tăng giá trị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cảnh sát biển
1,760 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cảnh sát biển

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cảnh sát biển

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào