Từ 15/06/2023 sẽ xác định giá bán lẻ điện sinh hoạt theo quy định mới? Vì sao giá bán lẻ điện lại tăng lên?
- Giá bán lẻ điện sinh hoạt là gì?
- Giá điện bán lẻ điện sinh hoạt được xác định như thế nào khi bên mua điện sinh hoạt có các hộ sử dụng điện dùng chung công tơ?
- Giá điện bán lẻ sinh hoạt được xác định như thế nào khi bên mua điện sử dụng vào mục đích sinh hoạt cho nhà ở tập thể có thể kê khai được số người?
- Vì sao giá bán lẻ điện lại tăng lên?
Giá bán lẻ điện sinh hoạt là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 16/2014/TT-BCT, giá bán lẻ điện sinh hoạt được áp dụng như sau:
- Giá bán lẻ điện sinh hoạt áp dụng với hộ sử dụng điện cho nhu cầu sinh hoạt có hợp đồng mua bán điện trực tiếp với bên bán điện. Mỗi hộ sử dụng điện trong một tháng được áp dụng một định mức sử dụng điện sinh hoạt.
Từ 15/06/2023, sẽ áp dụng quy định mới về xác định giá bán lẻ điện sinh hoạt? Vì sao giá bán lẻ điện lại tăng lên? (Hình từ internet)
Giá điện bán lẻ điện sinh hoạt được xác định như thế nào khi bên mua điện sinh hoạt có các hộ sử dụng điện dùng chung công tơ?
Hiện nay, tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 16/2014/TT-BCT quy định như sau:
- Bên mua điện sinh hoạt có các hộ sử dụng điện dùng chung công tơ (có hộ khẩu riêng), áp dụng giá bán điện cho các hộ sử dụng theo nguyên tắc định mức chung của bên mua điện bằng định mức của từng bậc nhân với số hộ sử dụng điện dùng chung công tơ.
- Theo đó, việc xác định bên mua điện sinh hoạt có các hộ sử dụng điện dùng chung công tơ sẽ được căn cứ vào hộ khẩu.
Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 09/2023/TT-BCT sửa đổi khoản 2 Điều 10 Thông tư 16/2014/TT-BCT như sau:
Giá bán lẻ điện sinh hoạt
...
2. Bên mua điện sinh hoạt có các hộ sử dụng điện dùng chung công tơ (xác định theo Thông tin về cư trú của hộ gia đình tại địa điểm sử dụng điện), áp dụng giá bán điện cho các hộ sử dụng theo nguyên tắc định mức chung của bên mua điện bằng định mức của từng bậc nhân với số hộ sử dụng điện dùng chung công tơ.
Theo đó, quy định mới đã quy định bên mua điện sinh hoạt có các hộ sử dụng điện dùng chung công tơ sẽ được xác định theo thông tin về cư trú của hộ gia đình tại địa điểm sử dụng điện chứ không còn xác định dựa trên sổ hộ khẩu như quy định hiện nay.
Giá điện bán lẻ sinh hoạt được xác định như thế nào khi bên mua điện sử dụng vào mục đích sinh hoạt cho nhà ở tập thể có thể kê khai được số người?
Cụ thể tại điểm a khoản 3 Điều 10 Thông tư 16/2014/TT-BCT quy định bên mua điện sử dụng vào mục đích sinh hoạt cho nhà ở tập thể của cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang, nhà ở của người tu hành; ký túc xá học sinh, sinh viên áp dụng như sau:
- Trường hợp có thể kê khai được số người thì cứ 4 người (căn cứ vào sổ tạm trú hoặc danh sách cán bộ, chiến sỹ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị đối với lực lượng vũ trang) được tính là một hộ sử dụng điện để áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt.
- Như vậy, cách xác định bên mua điện sử dụng vào mục đích sinh hoạt cho nhà ở tập thể trong trường hợp có thể kê khai được số người sẽ dựa vào sổ tạm trú hoặc danh sách cán bộ, chiến sỹ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị đối với lực lượng vũ trang.
- Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 09/2023/TT-BCT đã sửa đổi điểm a khoản 3 Điều 10 Thông tư 16/2014/TT-BCT như sau:
Giá bán lẻ điện sinh hoạt
...
3. Bên mua điện sử dụng vào mục đích sinh hoạt cho nhà ở tập thể của cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang, nhà ở của người tu hành; ký túc xá học sinh, sinh viên áp dụng như sau:
a) Trường hợp có thể kê khai được số người thì cứ 04 (bốn) người (xác định theo Thông tin về cư trú tại địa điểm sử dụng điện hoặc danh sách cán bộ, chiến sỹ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị đối với lực lượng vũ trang) được tính là một hộ sử dụng điện để áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt;
Theo đó quy định mới về xác định bên mua điện sử dụng vào mục đích sinh hoạt cho nhà ở tập thể trong trường hợp có thể kê khai được số người sẽ dựa theo thông tin về cư trú tại địa điểm sử dụng điện hoặc danh sách cán bộ, chiến sỹ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị đối với lực lượng vũ trang.
Bên cạnh đó, đối với trường hợp không thể kê khai được số người thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3: từ 101 - 200 kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ.
Vì sao giá bán lẻ điện lại tăng lên?
Theo thông tin từ Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, ngày 31/3/2023, Bộ Công Thương công bố giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2022 của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) tăng 9,27% so với năm 2021. Do không điều chỉnh giá điện nên năm 2022, EVN lỗ trên 26,4 nghìn tỷ đồng. Riêng quý 1/2023, dự tính EVN tiếp tục lỗ 18,4 nghìn tỷ.
Theo đó, nếu giá bán lẻ điện bình quân không được điều chỉnh kịp thời ở mức phù hợp, khi đó dự kiến tổng số lỗ luỹ kế của hai năm 2022 và 2023 khoảng trên 68,7 nghìn tỷ.
Điều này sẽ ảnh hưởng đến bảo toàn vốn nhà nước tại EVN, đến khả năng cung cấp đủ điện cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến an ninh năng lượng quốc gia đặt trong bối cảnh biến đổi khí hậu đưa đến hiện tượng El Nino và nhu cầu sử dụng điện của nền kinh tế ngày càng cao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?