Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 06/2012/TT-BVHTTDL về Trang trí buổi lễ mừng thọ:
Trang trí buổi lễ mừng thọ
...
4. Nội dung tiêu đề thể hiện theo độ tuổi như sau:
a) Đủ 70 tuổi và đủ 75 tuổi: lễ mừng thọ;
b) Đủ 80 tuổi và đủ 85 tuổi: lễ mừng thượng thọ;
c) Đủ 90 tuổi, đủ 95 tuổi và 100 tuổi trở lên: lễ mừng thượng thượng thọ.
d) Trường hợp tổ chức lễ mừng thọ chung đối với người cao tuổi thuộc nhiều độ tuổi khác nhau thì nội dung tiêu đề ghi chung là: lễ mừng thọ
...
Theo đó, lễ Mừng thọ 70 tuổi gọi là lễ mừng thọ.
Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể? (Hình từ Internet)
Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
Căn cứ theo Mục 3 Thông tư 06/2012/TT-BVHTTDL thì cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi như sau:
A. Thời gian tổ chức mừng thọ người cao tuổi
Tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi vào một trong các ngày sau:
- Ngày người cao tuổi Việt Nam (06/6),
- Ngày Quốc tế người cao tuổi (01/10),
- Tết Nguyên đán hoặc
- Sinh nhật người cao tuổi.
B. Trang trí buổi lễ mừng thọ
- Treo Quốc kỳ ở phía bên trái của sân khấu (nhìn từ phía dưới lên).
- Tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trên bục cao phía dưới Quốc kỳ. Trường hợp cờ được treo trên cột thì tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt chếch phía trước bên phải cột cờ (nhìn từ phía dưới lên). Logo Hội người cao tuổi đặt trên và chính giữa phía trên tiêu đề buổi lễ (cách 25-30cm).
- Tiêu đề buổi lễ được thể hiện bằng kiểu chữ in hoa trên nền phông về phía bên phải sân khấu.
- Nội dung tiêu đề: Lễ mừng thọ;
Lưu ý: Trường hợp tổ chức lễ mừng thọ chung đối với người cao tuổi thuộc nhiều độ tuổi khác nhau thì nội dung tiêu đề ghi chung là: lễ mừng thọ
- Hoa trang trí đặt ở phía dưới, trước tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Khẩu hiệu của buổi lễ (nếu có) được treo ở vị trí nổi bật, phù hợp với không gian hội trường. Nội dung khẩu hiệu do ban tổ chức quyết định.
C. Trang phục trong buổi lễ mừng thọ
- Trang phục người cao tuổi được mừng thọ: trang phục truyền thống theo phong tục của dân tộc, tôn giáo.
- Trang phục người tham dự buổi lễ mừng thọ; trang phục đẹp, lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục.
D. Trình tự tiến hành buổi lễ
- Thông báo chương trình buổi lễ.
- Tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu ngắn gọn, trang trọng.
- Phát biểu khai mạc.
- Công bố danh sách người cao tuổi được tổ chức mừng thọ.
- Trao giấy mừng thọ và tặng quà cho người cao tuổi được mừng thọ.
- Văn nghệ chúc mừng: hát, đọc thơ hoặc hình thức văn nghệ khác.
- Đại diện lãnh đạo chính quyền phát biểu chúc mừng.
- Người được mừng thọ phát biểu ý kiến. Trong trường hợp nhiều người được mừng thọ thì cử đại diện phát biểu ý kiến.
- Kết thúc buổi lễ.
E. Nguyên tắc tiến hành lễ mừng thọ
- Người điều hành buổi lễ là đại diện lãnh đạo Hội người cao tuổi cấp xã.
- Trường hợp người được mừng thọ ốm, yếu không đến dự lễ mừng thọ, ban tổ chức có trách nhiệm đến tận nơi trao giấy mừng thọ và tặng quà.
- Việc tổ chức mừng thọ tại gia đình phải đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của từng địa phương, dân tộc, tôn giáo và phù hợp với hoàn cảnh của gia đình.
F. Kinh phí tổ chức mừng thọ
Kinh phí tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015; Thông tư 21/2011/TT-BTC (đã hết hiệu lực bị thay thế bởi Thông tư 96/2018/TT-BTC) quy định về quản lý và sử dụng kinh phí chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người cao tuổi tại nơi cư trú; chúc thọ, mừng thọ; ưu đãi tín dụng và biểu dương, khen thưởng người cao tuổi.
Chính sách của Nhà nước đối với người cao tuổi là gì?
Chính sách của Nhà nước đối với người cao tuổi được quy định tại Điều 4 Luật Người cao tuổi năm 2009, cụ thể như sau:
- Bố trí ngân sách hằng năm phù hợp để thực hiện chính sách chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.
- Bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Lồng ghép chính sách đối với người cao tuổi trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
- Phát triển ngành lão khoa đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi; đào tạo nhân viên chăm sóc người cao tuổi.
- Khuyến khích, tạo điều kiện cho người cao tuổi rèn luyện sức khoẻ; tham gia học tập, hoạt động văn hoá, tinh thần; sống trong môi trường an toàn và được tôn trọng về nhân phẩm; phát huy vai trò người cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Khuyến khích, hỗ trợ cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tuyên truyền, giáo dục ý thức kính trọng, biết ơn người cao tuổi, chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi.
- Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi.
- Xử lý nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?