Từ 01/6/2022, người muốn trở thành Lãnh sự danh dự thì cần phải đáp ứng các điều kiện bắt buộc nào?
Lãnh sự danh dự được hiểu như thế nào?
Theo khoản 8 Điều 4 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009 thì Lãnh sự danh dự được hiểu như sau:
"Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
8. Lãnh sự danh dự là viên chức lãnh sự không chuyên nghiệp và không phải là cán bộ, công chức, viên chức Việt Nam, bao gồm Tổng Lãnh sự danh dự và Lãnh sự danh dự."
Người muốn trở thành Lãnh sự danh dự Việt Nam thì cần phải đáp ứng các điều kiện bắt buộc nào?
Khi muốn trở thành Lãnh sự danh dự Việt Nam thì cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định 26/2022/NĐ-CP cụ thể như sau:
"Điều 6. Tiêu chuẩn của ứng viên Lãnh sự danh dự
Người được chấp thuận làm Lãnh sự danh dự phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Có quốc tịch Nước cử hoặc quốc tịch Việt Nam. Trường hợp là người có quốc tịch của nước thứ ba hoặc người có hai hay nhiều quốc tịch thì phải được sự đồng ý của Bộ Ngoại giao theo trình tự thủ tục quy định tại Khoản 2 Điều 5. Sự đồng ý về quốc tịch này có thể bị rút lại vào bất kỳ lúc nào mà không cần nêu lý do. Trong trường hợp này, Bộ Ngoại giao sẽ gửi công hàm thông báo đến Nước cử.
2. Thường trú tại Việt Nam hoặc đã cư trú, làm việc ít nhất 01 năm tại khu vực lãnh sự.
3. Không phải là cán bộ công chức, viên chức hoặc người lao động nhận lương từ ngân sách nhà nước của bất kỳ nước nào.
4. Bố trí trụ sở làm việc hoặc nơi cư trú trong khu vực lãnh sự của Cơ quan lãnh sự mà người đó dự kiến đứng đầu.
5. Có lý lịch tư pháp rõ ràng.
6. Có khả năng tài chính, uy tín trong xã hội."
Như vậy, khi muốn trở thành Lãnh sự danh dự thì cần phải thỏa mãn đủ các điều kiện nêu trên.
Từ 01/06/2022, khi muốn trở thành Lãnh sự danh dự thì cần phải đáp ứng các điều kiện bắt buộc nào?
Quyền của Lãnh sự danh dự được quy định như thế nào?
Quyền của Lãnh sự danh dự được quy định tại Điều 10 Nghị định 26/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:
"Điều 10. Quyền của Lãnh sự danh dự
Trong khi thực hiện chức năng lãnh sự, Lãnh sự danh dự có các quyền sau đây:
1. Trực tiếp liên hệ, làm việc với các cơ quan địa phương của Việt Nam trong khu vực lãnh sự của mình.
2 Thông qua cơ quan đại diện ngoại giao của Nước cử tại Việt Nam (nếu có) để liên hệ, làm việc với các cơ quan trung ương của Việt Nam. Trong trường hợp không có cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam thì Lãnh sự danh dự có thể thông qua Bộ Ngoại giao Nước cử để liên hệ.
3. Sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc như thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax thông qua hệ thống bưu chính viễn thông của Việt Nam.
4. Tuyển dụng lao động để phục vụ cho công tác lãnh sự trên cơ sở tuân thủ các quy định liên quan của pháp luật Việt Nam.
5. Treo quốc kỳ, quốc huy của Nước cử tại trụ sở của Cơ quan lãnh sự danh dự và trên phương tiện giao thông của Lãnh sự danh dự, khi những phương tiện này được sử dụng cho công việc chính thức dùng để thực hiện chức năng lãnh sự trong khu vực lãnh sự của mình.
6. Được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện chức năng của mình, phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; hoặc theo thỏa thuận với Nước cử trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại.
7. Lãnh sự danh dự là người nước ngoài được cấp thị thực nhập cảnh và cư trú tại Việt Nam phù hợp với các quy định của pháp luật về xuất nhập cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
8. Được cấp, cấp lại, gia hạn Chứng minh thư Lãnh sự danh dự.
9. Các quyền khác phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam."
Nghĩa vụ của Lãnh sự danh dự được quy định như thế nào?
Nghĩa vụ của Lãnh sự danh dự được quy định tại Điều 11 Nghị định 26/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:
"Điều 11. Nghĩa vụ của Lãnh sự danh dự
Trong khi thực hiện chức năng lãnh sự, Lãnh sự danh dự có các nghĩa vụ sau đây:
1. Tôn trọng pháp luật, tập quán của Việt Nam.
2. Thu xếp trụ sở làm việc của Cơ quan lãnh sự danh dự, cơ sở vật chất và các phương tiện khác phục vụ việc thực hiện chức năng lãnh sự danh dự của mình và tự chịu các chi phí liên quan.
3. Thông báo cho cơ quan ngoại vụ địa phương 07 ngày trước khi tổ chức hoạt động lễ tân.
4. Phân định rõ trụ sở làm việc của Cơ quan lãnh sự danh dự với trụ sở phục vụ công việc kinh doanh thương mại của cá nhân mình.
5. Không dùng trụ sở của Cơ quan lãnh sự danh dự vào các mục đích không phù hợp với việc thực thi chức năng lãnh sự của mình.
6. Bảo mật các thông tin và tài liệu phục vụ thực hiện chức năng lãnh sự của mình và tách bạch, tránh để lẫn các thông tin, tài liệu này với tài liệu phục vụ công việc cá nhân của bản thân.
7. Định kỳ hàng năm gửi thông tin cho Bộ Ngoại giao kết quả công việc thực hiện trong năm để phục vụ cho việc phối hợp công tác. Thời gian thông tin là trước ngày 15 tháng 01 của năm liền kề."
Nghị định 26/2022/NĐ-CP về viên chức Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam chính thức có hiệu lực từ 01/06/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?