Truy thăng quân hàm là gì? Liệt sĩ hy sinh trong diễn tập tác chiến phòng thủ quân khu có được truy thăng quân hàm?
Truy thăng quân hàm là gì? Điều kiện để truy thăng quân hàm là gì?
Thăng quân hàm đối với sĩ quan là việc sĩ quan tại ngũ đáp ứng được các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 được xét thăng quân hàm theo quy định.
Theo đó, đối với những sĩ quan hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ được truy thăng quân hàm có nghĩa là thăng quân hàm sĩ quan trước thời hạn theo quy định tại Điều 18 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014.
Truy thăng quân hàm là gì? Liệt sĩ hy sinh trong diễn tập tác chiến phòng thủ quân khu có được truy thăng quân hàm? (Hình từ Internet)
Điều kiện để truy thăng quân hàm là gì?
Sĩ quan được xét thăng quân hàm trước thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 trong các trường hợp sau đây:
- Trong chiến đấu lập chiến công xuất sắc hoặc trong công tác, nghiên cứu khoa học được tặng Huân chương;
- Hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ mà cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ mà sĩ quan đang đảm nhiệm từ hai bậc trở lên.
Thời gian xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 17 của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định về thời hạn xét thăng quân hàm như sau:
Thiếu uý lên Trung uý 2 năm;
Trung uý lên Thượng uý 3 năm;
Thượng uý lên Đại uý 3 năm;
Đại uý lên Thiếu tá 4 năm;
Thiếu tá lên Trung tá 4 năm;
Trung tá lên Thượng tá 4 năm;
Thượng tá lên Đại tá 4 năm;
Lưu ý: Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng tối thiểu là 4 năm;
Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.
Liệt sĩ hy sinh trong diễn tập tác chiến phòng thủ quân khu có được truy thăng quân hàm không?
Diễn tập tác chiến phòng thủ quân khu là hình thức huấn luyện tổng hợp nhằm nâng cao khả năng lãnh đạo, chỉ huy, điều hành và phối hợp tác chiến của các cấp, các lực lượng tham gia, đồng thời nâng cao trình độ, sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang trong khu vực. Đây cũng là cơ hội để nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung quyết tâm, kế hoạch tác chiến cho phù hợp với tình hình thực tế.
>>> Xem thêm: Thân nhân của liệt sĩ được cấp Bằng 'Tổ quốc ghi công' làm thủ tục hưởng trợ cấp ưu đãi thế nào?
Dựa vào các điều kiện đã phân tích trên, liệt sĩ hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ cụ thể trong diễn tập tác chiến phòng thủ quân khu nếu đáp ứng các điều kiện thì có thể được truy thăng quân hàm:
- Trong chiến đấu lập chiến công xuất sắc hoặc trong công tác, nghiên cứu khoa học được tặng Huân chương;
- Hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ mà cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ mà sĩ quan đang đảm nhiệm từ hai bậc trở lên.
Đồng thời, căn cứ tại Điều 25 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định:
Thẩm quyền quyết định đối với sĩ quan
1. Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với sĩ quan được quy định như sau:
a) Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, Chuẩn Đô đốc, Phó Đô đốc, Đô đốc Hải quân;
b) Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng; Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Tư lệnh, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh, Chính ủy Bộ đội Biên phòng; Tư lệnh, Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ và các chức vụ khác theo quy định của cấp có thẩm quyền;
c) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ và phong, thăng, giáng, tước các cấp bậc quân hàm còn lại và nâng lương sĩ quan;
d) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ thuộc ngành Kiểm sát, Toà án, Thi hành án trong quân đội được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm đến chức vụ nào thì có quyền miễn nhiệm, cách chức, giáng chức, quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ, điều động, biệt phái, giao chức vụ thấp hơn, cho thôi phục vụ tại ngũ, chuyển ngạch và giải ngạch sĩ quan dự bị đến chức vụ đó.
Theo đó, tùy cấp bậc quân hàm mà những người có thẩm quyền sẽ có quyền thăng quân hàm cho sĩ quan quân đội như trên.
Như vậy, các liệt sĩ hy sinh trong diễn tập tác chiến phòng thủ quân khu được truy thăng quân hàm theo quy định pháp luật nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không có nhà trên đất nhưng có sổ đỏ có được mua điện sinh hoạt không? Bên bán điện có quyền ngừng cấp điện khi chậm trả tiền điện không?
- 06 biểu mẫu trong quy trình cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo Nghị định 175? File tải về?
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài hết hiệu lực trong trường hợp nào theo Nghị định 175?
- Để được cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng hạng 1 phải đáp ứng điều kiện gì về kinh nghiệm nghề nghiệp?
- Mẫu sổ quỹ tiền mặt áp dụng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền mẫu?