Trường trung học cơ sở có các phòng học bộ môn nào? Diện tích làm việc tối thiểu phòng học bộ môn Khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở cho một học sinh là bao nhiêu m2?
Phòng học bộ môn được hiểu như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Quy định Phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 14/2020/TT-BGDĐT quy định phòng học bộ môn định nghĩa như sau:
Phòng học bộ môn là phòng học đặc thù được trang bị, lắp đặt các thiết bị dạy học chuyên dùng để tổ chức dạy học một hoặc một số môn học theo yêu cầu chương trình giáo dục.
Theo đó, phòng học bộ môn được hiểu là phòng học đặc thù được trang bị, lắp đặt các thiết bị dạy học chuyên dùng để tổ chức dạy học một hoặc một số môn học theo yêu cầu chương trình giáo dục.
Phòng học bộ môn (Hình từ Internet)
Trường trung học cơ sở có các phòng học bộ môn nào?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 4 Quy định Phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 14/2020/TT-BGDĐT quy định phòng học bộ môn như sau:
Phòng học bộ môn
1. Loại phòng học bộ môn
a) Trường tiểu học có các phòng học bộ môn: Khoa học - Công nghệ (sử dụng chung cho các môn học Tự nhiên và xã hội, Khoa học, Công nghệ), Tin học, Ngoại ngữ, Âm nhạc, Mĩ thuật, Đa chức năng;
b) Trường trung học cơ sở có các phòng học bộ môn: Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Tin học, Ngoại ngữ, Âm nhạc, Mĩ thuật, Đa chức năng, Khoa học xã hội (sử dụng chung cho các môn học Giáo dục công dân, Lịch sử và Địa lí);
c) Trường trung học phổ thông có các phòng học bộ môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Ngoại ngữ, Âm nhạc, Mĩ thuật, Đa chức năng, Khoa học xã hội (sử dụng chung cho các môn học Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật);
d) Trường phổ thông có nhiều cấp học căn cứ các quy định tại điểm a, b và c, khoản 1 Điều này để xác định các phòng học bộ môn. Phòng học bộ môn của trường phổ thông có nhiều cấp học được bố trí riêng biệt cho các cấp học, ngoại trừ các phòng học bộ môn có thể sử dụng chung cho một số môn học bảo đảm đáp ứng yêu cầu về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
2. Số lượng phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông được thực hiện theo quy định về tiêu chuẩn cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
3. Tên phòng học bộ môn được đặt theo tên môn học hoặc theo công năng sử dụng. Cơ sở giáo dục phổ thông có nhiều phòng học bộ môn cùng môn học thì đánh thêm số thứ tự để phân biệt.
Như vậy, trường hợp bạn thắc mắc trường trung học cơ sở có các phòng học bộ môn: Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Tin học, Ngoại ngữ, Âm nhạc, Mĩ thuật, Đa chức năng, Khoa học xã hội (sử dụng chung cho các môn học Giáo dục công dân, Lịch sử và Địa lí).
Đối với phòng học bộ môn Khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở thì diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là bao nhiêu m2?
Theo điểm b khoản 1 Điều 5 Quy định Phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 14/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Quy cách phòng học bộ môn
1. Diện tích làm việc tối thiểu phòng học bộ môn được tính trên cơ sở diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh
a) Trường tiểu học
Đối với phòng học bộ môn Tin học, Ngoại ngữ, Đa chức năng diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là 1,50m2 và mỗi phòng có diện tích không nhỏ hơn 50m2;
Đối với phòng học bộ môn Khoa học - Công nghệ, Âm nhạc, Mĩ thuật diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là 1,85m2 và mỗi phòng có diện tích không nhỏ hơn 50m2.
b) Trường trung học cơ sở
Đối với phòng học bộ môn Khoa học tự nhiên, Tin học, Ngoại ngữ, Đa chức năng diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là 1,85m2 và mỗi phòng có diện tích không nhỏ hơn 60m2;
Đối với phòng học bộ môn Công nghệ, Âm nhạc, Mĩ thuật diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là 2,25m2 và mỗi phòng có diện tích không như hơn 60m2;
Phòng học bộ môn Khoa học xã hội (sử dụng chung cho các môn học Giáo dục công dân, Lịch sử và Địa lí), diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là 1,50m2 và mỗi phòng có diện tích không nhỏ hơn 60m2.
c) Trường trung học phổ thông
Đối với phòng học bộ môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngoại ngữ, Đa chức năng diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là 2,00m2 và mỗi phòng có diện tích không nhỏ hơn 60m2;
Đối với phòng học bộ môn Công nghệ, Âm nhạc, Mĩ thuật diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là 2,45m2 và mỗi phòng có diện tích không nhỏ hơn 60m2;
Phòng học bộ môn Khoa học xã hội (sử dụng chung cho các môn học Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật), diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là 1,50m2 và mỗi phòng có diện tích không nhỏ hơn 60m2.
d) Trường phổ thông có nhiều cấp học căn cứ các quy định tại điểm a, b và c, khoản 1 Điều này để xác định diện tích làm việc tối thiểu các phòng học bộ môn.
....
Như vậy, đối với phòng học bộ môn Khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở thì diện tích làm việc tối thiểu cho một học sinh là 1,85m2 và mỗi phòng có diện tích không nhỏ hơn 60m2.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?
- Mẫu Kế hoạch học tập toàn khóa của chi bộ? Tải mẫu? Kế hoạch học tập toàn khóa của chi bộ là gì?