Trường mầm non là đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện hay Phòng giáo dục và đào tạo quản lý?
Trường mầm non là đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện hay Phòng giáo dục và đào tạo quản lý?
Theo quy định tại Điều 6 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định về cấp quản lý nhà nước đối với trường mầm non như sau:
"Điều 6. Phân cấp quản lý nhà nước
1. Trường mầm non do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý.
2. Phòng giáo dục và đào tạo giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục đối với trường mầm non."
Trường Mầm non là cơ quan chịu sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Phòng giáo dục và đào tạo sẽ có chức năng giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý theo quy định nêu trên.
Trường mầm non là đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện hay Phòng giáo dục và đào tạo quản lý?
Ủy ban nhân dân huyện có thẩm quyền quyết định những vấn đề gì đối với trường mầm non?
Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định thành lập trường công lập theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Điều lệ Trường mầm non Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT như sau:
"Điều 9. Hội đồng trường
1. Hội đồng trường của trường công lập
...
b) Thành phần và thủ tục thành lập hội đồng trường
...
Căn cứ vào cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của hội đồng trường, hiệu trưởng tổng hợp danh sách nhân sự do tập thể giáo viên và các tổ chức, đoàn thể nhà trường giới thiệu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập. Nhiệm kỳ của hội đồng trường là 05 năm."
Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận hội đồng trường của trường dân lập và trường mầm non tư thục được quy định tại điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 9 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT như sau:
"2. Hội đồng trường của trường dân lập
...
b) Thành phần và thủ tục thành lập hội đồng trường
...
Căn cứ vào cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng trường, đại diện quyền sở hữu của nhà trường tổng hợp danh sách nhân sự trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận. Nhiệm kỳ của hội đồng trường là 05 năm.
...
3. Hội đồng trường của trường tư thục
...
b) Thành phần và thủ tục thành lập hội đồng trường
...
Hội đồng trường do hội nghị nhà đầu tư bầu, quyết định theo tỷ lệ vốn góp và được chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận. Việc bổ sung, thay đổi thành viên hội đồng trường phải được hội nghị nhà đầu tư thông qua. Trường hợp số thành viên của hội đồng trường giảm quá 1/3 (một phần ba) so với số lượng quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường thì trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ khi số thành viên của hội đồng trường giảm quá quy định nêu trên, chủ tịch hội đồng trường triệu tập họp nhà đầu tư để bầu bổ sung thành viên của hội đồng trường.
..."
Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện bổ nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường mần non công lập và công nhận hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đối với trường mầm non dân lập, tư thục.
Cụ thể được quy định tại điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 10 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT như sau:
"Điều 10. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
1. Hiệu trưởng
...
c) Hiệu trưởng trường công lập do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm; hiệu trưởng trường dân lập, tư thục do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận. Nhiệm kỳ của hiệu trưởng là 05 năm. Sau 05 năm, hiệu trưởng được đánh giá và có thể bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại. Hiệu trưởng công tác tại một trường công lập không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
...
2. Phó hiệu trưởng
...
c) Phó hiệu trưởng trường công lập do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm; phó hiệu trưởng trường dân lập, tư thục do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận. Nhiệm kỳ của phó hiệu trưởng là 05 năm. Sau mỗi năm học, phó hiệu trưởng được viên chức, người lao động trong trường góp ý và cấp có thẩm quyền đánh giá theo quy định;
..."
Đồ chơi, đồ dùng trong trường mầm non được quy định như thế nào?
Với đồ chơi và đồ dùng trong trường mầm non được quy định tại Điều 17 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT như sau:
"Điều 17. Đồ dùng, đồ chơi, học liệu
1. Đồ dùng, đồ chơi, học liệu được sử dụng trong nhà trường theo quy định và phù hợp mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non, văn hóa, điều kiện của địa phương và khả năng, nhu cầu của trẻ em.
2. Nhà trường được lựa chọn đồ dùng, đồ chơi, học liệu để sử dụng theo quy định.
3. Tài liệu hướng dẫn nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em khuyết tật học hòa nhập theo quy định về giáo dục hòa nhập trẻ em khuyết tật."
Theo đó tại các trường mầm non thì nhà trường được lựa chọn đồ chơi và đồ dùng để sử dụng nhưng phải tuân theo quy định pháp luật như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?