Trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn tàu bay mà nhiên liệu hàng không có thể là nguyên nhân thì được xử lý ra sao?

Tôi muốn hỏi pháp luật quy định trường hợp đặc biệt nào được tra nạp nhiên liệu hàng không? Trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn tàu bay mà nhiên liệu hàng không có thể là nguyên nhân thì xử lý ra sao? - Câu hỏi của anh Đức Thắng (Cần Thơ).

Trường hợp đặc biệt nào được tra nạp nhiên liệu hàng không?

xay-ra-su-co-tai-nan-tau-bay-ma-nhien-lieu-hang-kkhong-la-nguyen-nhan

Trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn tàu bay mà nhiên liệu hàng không có thể là nguyên nhân thì xử lý ra sao? (Hình từ internet)

Theo Điều 35 Thông tư 04/2018/TT-BGTVT quy định như sau:

Tra nạp nhiên liệu hàng không trong các trường hợp đặc biệt
1. Các trường hợp tra nạp nhiên liệu đặc biệt
a) Tra nạp hoặc hút nhiên liệu hàng không khi hành khách đang lên, xuống hoặc ở trên tàu bay.
b) Tra nạp khi động cơ phụ của tàu bay (APU) đang hoạt động.
c) Tra nạp khi xe cung cấp điện (GPU) cho tàu bay đang hoạt động.
d) Tra nạp khi một động cơ tàu bay đang hoạt động.
đ) Tra nạp khi hệ thống điều hòa không khí trên tàu bay đang hoạt động.
e) Tra nạp nhiên liệu hàng không trong nhà để tàu bay.
2. Việc tra nạp nhiên liệu hàng không trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 của Điều này phải tuân thủ chặt chẽ các quy định, quy trình tại tài liệu JIG 1 hoặc các tài liệu quốc tế tương ứng tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo đó, các trường hợp tra nạp nhiên liệu hàng không đặc biệt, bao gồm:

+ Tra nạp hoặc hút nhiên liệu hàng không khi hành khách đang lên, xuống hoặc ở trên tàu bay.

+ Tra nạp khi động cơ phụ của tàu bay (APU) đang hoạt động.

+ Tra nạp khi xe cung cấp điện (GPU) cho tàu bay đang hoạt động.

+ Tra nạp khi một động cơ tàu bay đang hoạt động.

+ Tra nạp khi hệ thống điều hòa không khí trên tàu bay đang hoạt động.

+ Tra nạp nhiên liệu hàng không trong nhà để tàu bay.

Lưu ý: Việc tra nạp nhiên liệu hàng không trong các trường hợp đặc biệt này phải tuân thủ chặt chẽ các quy định, quy trình tại tài liệu JIG 1 hoặc các tài liệu quốc tế tương ứng tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 04/2018/TT-BGTVT.

Trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn tàu bay mà nhiên liệu hàng không có thể là nguyên nhân thì xử lý ra sao?

Theo khoản 2 Điều 37 Thông tư 04/2018/TT-BGTVT quy định trách nhiệm xử lý trong trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn tàu bay mà nhiên liệu hàng không có thể là nguyên nhân như sau:

(1) Công ty cung ứng dịch vụ tra nạp nhiên liệu hàng không:

+ Dừng thực hiện tra nạp cho đến khi nguyên nhân đã được làm rõ.

+ Phải niêm phong bể chứa loại nhiên liệu hàng không vừa tra nạp, xe tra nạp hoặc hệ thống công nghệ cấp phát cho tàu bay gặp sự cố, tai nạn đến khi nguyên nhân tai nạn được làm rõ;

+ Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ lấy mẫu, bình đựng mẫu nhiên liệu hàng không;

+ Niêm phong và giao nộp tất cả các mẫu nhiên liệu hàng không trên xe vừa tra nạp cho Ủy ban điều tra sự cố về tai nạn tàu bay được thành lập theo quyết định của Chính phủ;

+ Phối hợp với Ủy ban điều tra sự cố được thành lập theo quyết định của Chính phủ điều tra để làm rõ nguyên nhân tai nạn;

+ Phải lấy mẫu, niêm phong và ghi nhãn tại bể, xe tra nạp có liên quan.

Dán nhãn cho mỗi vật chứa và có các thông tin sau: tên của đại diện hãng hàng không; chữ ký của đại diện hãng hàng không; hãng hàng không có liên quan; ngày và vị trí mẫu được lấy; loại sản phẩm; số phương tiện hoặc bể chứa và điểm lấy mẫu (lọc hoặc đường ống bể chứa)

(2) Người quản lý phương tiện tra nạp nhiên liệu hàng không:

Phải thông báo ngay về sự cố, tai nạn tàu bay cho cơ quan chủ quản (nếu có), khách hàng có liên quan (hãng hàng không), người khai thác cảng hàng không, sân bay và Cảng vụ hàng không theo các thông tin sau:

+ Tên và địa danh sân bay;

+ Ngày tháng và thời gian xảy ra sự cố, tai nạn;

+ Hãng hàng không có tàu bay bị tai nạn, sự cố;

+ Loại tàu bay, số đăng ký tàu bay;

+ Số hiệu chuyến bay;

+ Chi tiết về tai nạn, sự cố: mô tả tóm tắt, rõ ràng; số người bị tai nạn, chấn thương; chi tiết về nhiên liệu hàng không trên tàu bay trước và sau khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn;

Lấy bao nhiêu lít mẫu nhiên liệu trong trường hợp nhiên liệu hàng không là nguyên nhân gây ra sự cố, tai nạn tàu bay?

Theo khoản 3 Điều 37 Thông tư 04/2018/TT-BGTVT quy định như sau:

Xử lý trong trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn cho tàu bay mà nhiên liệu hàng không có thể là nguyên nhân
3. Tiến hành lấy mẫu khi nhiên liệu hàng không là nguyên nhân gây ra sự cố, tai nạn tàu bay
a) Lấy 04 mẫu nhiên liệu hàng không (2,5 lít/01 mẫu), từ đầu ra sau bầu lọc của phương tiện tra nạp. Vật chứa mẫu phải xúc rửa cẩn thận ít nhất 03 lần bằng sản phẩm sẽ được lấy; đặc biệt đối với trường hợp kiểm tra MSEP. Mẫu được lấy từ phương tiện tra nạp và bể chứa tùy theo tình huống thực tế.
b) Nếu chất lỏng thủy lực hoặc dầu được bổ sung, cần phải lấy 04 mẫu của chất lỏng thủy lực hoặc của dầu. Lượng mẫu như sau: dầu 02 lít/01 mẫu; chất lỏng thủy lực 01 lít/01 mẫu. Vật chứa mẫu làm từ thiếc được tráng phủ epoxy, phải được tráng rửa cẩn thận trước khi lấy mẫu.

Theo đó, trong trường hợp nhiên liệu hàng không là nguyên nhân gây ra sự cố, tai nạn tàu bay thì tiến hành lấy 04 mẫu nhiên liệu hàng không, từ đầu ra sau bầu lọc của phương tiện tra nạp với số lượng 2,5 lít/01 mẫu nhiên liệu hàng không.

Lưu ý: Vật chứa mẫu phải xúc rửa cẩn thận ít nhất 03 lần bằng sản phẩm sẽ được lấy; đặc biệt đối với trường hợp kiểm tra MSEP. Mẫu được lấy từ phương tiện tra nạp và bể chứa tùy theo tình huống thực tế.

Riêng đối với trường hợp chất lỏng thủy lực hoặc dầu được bổ sung, cần phải lấy 04 mẫu của chất lỏng thủy lực hoặc của dầu. Lượng mẫu như sau: dầu 02 lít/01 mẫu; chất lỏng thủy lực 01 lít/01 mẫu. Vật chứa mẫu làm từ thiếc được tráng phủ epoxy, phải được tráng rửa cẩn thận trước khi lấy mẫu.

Tai nạn tàu bay
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy định về trách nhiệm bảo vệ chứng cứ trong sự cố và tai nạn tàu bay là như thế nào?
Pháp luật
Người nào có thể điều tra khi trực thăng gặp tai nạn? Người điều tra trực thăng gặp tai nạn thì có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Pháp luật
Tàu bay dân dụng quốc tế mà gặp tai nạn nghiêm trọng thì quốc gia nào có trách nhiệm điều tra tai nạn?
Pháp luật
Khi xảy ra sự cố, tai nạn tàu bay cơ quan điều tra được phép công bố thông tin gì và không được phép công bố thông tin gì?
Pháp luật
Chuyên viên cao cấp về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay phải đáp ứng khung năng lực như thế nào?
Pháp luật
Chuyên viên chính về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay phải đáp ứng những điều kiện như thế nào?
Pháp luật
Để trở thành chuyên viên về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay phải đáp ứng những điều kiện như thế nào?
Pháp luật
Đối với trường hợp xảy ra tai nạn tàu bay dân dụng làm chết người cơ quan điều tra có được phép giữ thi thể nạn nhân lại không?
Pháp luật
Trong trường hợp máy bay bị sự cố, tai nạn việc bảo vệ hiện trường được thực hiện như thế nào? Cơ quan nào điều tra sự cố, tai nạn tàu bay?
Pháp luật
Để trở thành người điều tra sự cố, tai nạn tàu bay phải đáp ứng điều kiện gì? Nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ của người điều tra sự cố, tai nạn tàu bay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mục đích và thủ tục điều tra sự cố, tai nạn tàu bay được pháp luật quy định như thế nào? Trách nhiệm của cơ quan điều tra tai nạn tàu bay khi xảy ra tai nạn được pháp luật quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tai nạn tàu bay
917 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tai nạn tàu bay

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tai nạn tàu bay

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào