Trường hợp vi phạm vào các điều bị nghiêm cấm thì quỹ từ thiện có bị buộc phải giải thể không? Tài sản của quỹ từ thiện sẽ được giải quyết như thế nào khi quỹ buộc phải giải thể?
Các hành vi nào thuộc hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tổ chức và thành lập quỹ từ thiện?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
"Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm
Nghiêm cấm lợi dụng việc thành lập và tổ chức các hoạt động của quỹ để thực hiện các hành vi sau:
1. Làm ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng; gây phương hại đến lợi ích quốc gia, an ninh, quốc phòng, khối đại đoàn kết dân tộc.
2. Xâm hại đạo đức xã hội, thuần phong, mỹ tục, truyền thống, bản sắc dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Tư lợi, gian dối về tài chính trong quá trình thành lập quỹ và quỹ hoạt động.
4. Rửa tiền, tài trợ khủng bố và các hoạt động trái pháp luật.
5. Làm giả, tẩy xóa, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp giấy phép thành lập quỹ dưới bất kỳ hình thức nào.
6. Sử dụng ngân sách nhà nước, sử dụng hoặc hỗ trợ tài sản được ngân sách nhà nước giao hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để tham gia góp tài sản thành lập quỹ."
Theo đó, các hành vi theo quy định vừa nêu trên thuộc các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tổ chức và thành lập quỹ từ thiện.
Trường hợp vi phạm vào các điều bị nghiêm cấm thì quỹ từ thiện có bị buộc phải giải thể không?
Căn cứ Điều 41 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về các trường hợp buộc giải thể như sau:
"Điều 41. Giải thể quỹ
...
4. Quỹ bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Không báo cáo về tổ chức, hoạt động và tài chính theo quy định hoặc không công khai báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán quỹ và kết luận của kiểm toán (nếu có) trong 02 năm liên tục; có mâu thuẫn nội bộ nghiêm trọng, không tự giải quyết được, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của cơ quan nhà nước;
b) Giả mạo về thông tin kế toán, số tài khoản đăng ký; không đạt mức giải ngân quy định tại Nghị định này;
c) Không tự giải thể theo những quy định tại khoản 2 Điều này;
d) Vi phạm một trong các quy định tại Điều 9 của Nghị định này;
đ) Quá thời gian đình chỉ có thời hạn quỹ không khắc phục được vi phạm theo quy định tại khoản 5 Điều 40 Nghị định này.
..."
Như vậy, nếu quỹ từ thiện vi phạm một trong các hành vi bị nghiêm cấm thì căn cứ theo quy định trên quỹ từ thiện sẽ buộc phải giải thể.
Tài sản của quỹ từ thiện sẽ được giải quyết như thế nào khi quỹ buộc phải giải thể?
Tài sản của quỹ từ thiện sẽ được giải quyết như thế nào khi quỹ buộc phải giải thể?
Căn cứ Điều 42 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về việc xử lý tài sản khi quỹ từ thiện buộc giải thể như sau:
"Điều 42. Xử lý tài sản khi hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đình chỉ có thời hạn và giải thể quỹ
1. Trường hợp quỹ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thì toàn bộ tiền và tài sản của quỹ phải được tiến hành kiểm kê và có biên bản kiểm kê trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách; tuyệt đối không được phân chia tài sản của quỹ. Tiền và tài sản của quỹ mới được sáp nhập, hợp nhất, chia, tách phải bằng tổng số tiền và tài sản của quỹ trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách theo biên bản kiểm kê tiền và tài sản. Tổng số tiền và tài sản của các quỹ mới được chia, tách phải bằng với số tiền và tài sản của quỹ trước khi chia, tách theo biên bản kiểm kê tiền và tài sản.
2. Trường hợp quỹ bị đình chỉ hoạt động có thời hạn thì toàn bộ tiền và tài sản của quỹ phải được kiểm kê và giữ nguyên hiện trạng tài sản. Trong thời gian bị đình chỉ có thời hạn hoạt động, quỹ chỉ được chi các khoản có tính chất thường xuyên cho bộ máy hoạt động đến khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Trường hợp quỹ bị giải thể, không được phân chia tài sản của quỹ. Việc bán, thanh lý tài sản của quỹ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
4. Toàn bộ số tiền hiện có của quỹ và tiền thu được do bán, thanh lý tài sản của quỹ khi quỹ giải thể được thanh toán theo thứ tự sau:
a) Chi phí giải thể quỹ;
b) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
c) Nợ thuế và các khoản phải trả khác.
5. Đối với tài sản, tài chính tự có của quỹ và tài sản, tài chính của tổ chức trong và ngoài nước tài trợ còn lại của quỹ do cơ quan thuộc cấp nào cho phép thành lập thì được nộp vào ngân sách cấp đó. Đối với tài sản do ngân sách nhà nước cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước (nếu có) quỹ thực hiện chuyển giao cho Nhà nước để thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý sử dụng tài sản công."
Theo đó, tài sản của quỹ từ thiện sẽ được bán, thanh lý và thành toán theo thứ tự:
- Chi phí giải thể quỹ;
- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
- Nợ thuế và các khoản phải trả khác.
Trước đây ở quy đinh cũ tại Điều 39 Nghị định 30/2012/NĐ-CP không hề quy định về chi phí giải thể khi giải quyết tài sản của quỹ từ thiện khi buộc phải giải thể, cũng như không quy định các trường hợp đối với tài sản như:
- Đối với tài sản, tài chính tự có của quỹ và tài sản, tài chính của tổ chức trong và ngoài nước tài trợ còn lại của quỹ do cơ quan thuộc cấp nào cho phép thành lập thì được nộp vào ngân sách cấp đó.
- Đối với tài sản do ngân sách nhà nước cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước (nếu có) quỹ thực hiện chuyển giao cho Nhà nước để thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý sử dụng tài sản công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?