Trường hợp phát điện có công suất lắp đặt trên 01 MW để bán lẻ có được miễn giấy phép hoạt động điện lực hay không?
Trường hợp phát điện có công suất lắp đặt trên 01 MW để bán lẻ có được miễn giấy phép hoạt động điện lực hay không?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 21/2020/TT-BCT quy định những trường hợp miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực cụ thể như sau:
Trường hợp miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực
1. Phát điện để tự sử dụng không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác.
2. Phát điện có công suất lắp đặt đến 01 MW để bán điện cho tổ chức, cá nhân khác.
3. Kinh doanh điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo mua điện với công suất nhỏ hơn 50 kVA từ lưới điện phân phối để bán điện trực tiếp tới khách hàng sử dụng điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo.
4. Điều độ hệ thống điện quốc gia và điều hành giao dịch thị trường điện lực.
Theo quy định trên, có thể thấy trường hợp phát điện có công suất lắp đặt đến 01 MW để bán điện cho tổ chức, cá nhân khác thì có thể được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực.
Trong trường hợp bạn nêu, vì công suất lắp đặt trên 01 MW nên không thuộc trường hợp được miễn trừ.
Trường hợp phát điện có công suất lắp đặt trên 01 MW để bán lẻ có được miễn giấy phép hoạt động điện lực hay không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khi bán lẻ điện gồm những thành phần nào?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 21/2020/TT-BCT quy định thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trong lĩnh vực bán buôn điện, bán lẻ điện gồm:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trong lĩnh vực bán buôn điện, bán lẻ điện
1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận thành lập (đối với các tổ chức không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.
3. Danh sách trích ngang người trực tiếp quản lý kinh doanh theo Mẫu 3b quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; bản sao bằng tốt nghiệp của người có tên trong danh sách.
Như vậy, để đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực bán lẻ điện, thành phần hồ sơ đề nghị cần chuẩn bị được quy định cụ thể như trên.
Giấy phép hoạt động điện lực được cấp cho đơn vị phát điện có thời hạn bao nhiêu năm?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 21/2020/TT-BCT quy định liên quan đến giấy phép hoạt động điện lực cụ thể như sau:
Nguyên tắc cấp giấy phép và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực
1. Trước giai đoạn thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, giấy phép hoạt động điện lực lĩnh vực bán lẻ điện được cấp đồng thời với lĩnh vực phân phối điện, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với đơn vị phát điện đăng ký hoạt động bán lẻ điện, không mua điện từ hệ thống điện quốc gia và có lưới điện để thực hiện hoạt động bán lẻ điện: Giấy phép hoạt động điện lực lĩnh vực bán lẻ điện được cấp đồng thời với lĩnh vực phát điện.
3. Giấy phép phát điện được cấp cho tổ chức là đơn vị sở hữu nhà máy điện đối với từng nhà máy.
4. Thời hạn tối đa trong giấy phép hoạt động điện lực cấp cho đơn vị hoạt động điện lực quy định như sau:
TT | Lĩnh vực hoạt động điện lực | Thời hạn của giấy phép |
---|---|---|
1 | Tư vấn chuyên ngành điện lực | 05 năm |
2 | Phát điện |
|
a) | Nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt | 20 năm |
b) | Nhà máy điện không thuộc danh mục nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt | 10 năm |
3 | Truyền tải điện | 20 năm |
4 | Phân phối điện | 10 năm |
5 | Bán buôn điện, bán lẻ điện | 10 năm |
5. Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ trụ sở, chuyển giao tài sản, thời hạn giấy phép hoạt động điện lực được cấp theo thời hạn giấy phép cũ.
6. Tổ chức, cá nhân đề nghị thời hạn giấy phép hoạt động điện lực ngắn hơn thời hạn quy định tại Khoản 4 Điều này thì cấp theo thời hạn đề nghị, trừ trường hợp quy định tại Khoản 7 Điều này.
7. Căn cứ điều kiện thực tế về hạng mục công trình điện, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực cấp giấy phép hoạt động điện lực có thời hạn ngắn hơn thời hạn quy định tại Khoản 4 Điều này.
Như vậy, đối với đơn vị phát điện đăng ký hoạt động bán lẻ điện, không mua điện từ hệ thống điện quốc gia và có lưới điện để thực hiện hoạt động bán lẻ điện: Giấy phép hoạt động điện lực lĩnh vực bán lẻ điện được cấp đồng thời với lĩnh vực phát điện.
Cụ thể, thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực được quy định tối đa là 10 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?