Trường hợp nếu thuộc đối tượng đăng ký hợp đồng mẫu nhưng không tiến hành đăng ký thì bị xử phạt như thế nào?
Có phải đăng ký hợp đồng theo mẫu bán căn hộ chung cư hay không?
Tại khoản 1 Điều 19 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định về việc kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung như sau:
"Điều 19. Kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu do Thủ tướng Chính phủ ban hành phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tự mình hoặc theo đề nghị của người tiêu dùng, yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hủy bỏ hoặc sửa đổi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong trường hợp phát hiện hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."
Theo đó, nếu thuộc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu do Thủ tướng Chính phủ ban hành phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp nếu thuộc đối tượng đăng ký hợp đồng mẫu nhưng không tiến hành đăng ký thì bị xử phạt như thế nào?
Cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu?
Tại Quyết định 02/2012/QĐ-TTg về Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì hợp đồng mua bán căn hộ chung cư thuộc đối tượng phải đăng ký mẫu hợp đồng trước khi giao dịch mua bán.
Trước khi áp dụng hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký thì tổ chức, cá nhân kinh doanh phải thực hiện việc đăng ký theo quy định của Nghị định này và hợp đồng theo mẫu chỉ được áp dụng đối với người tiêu dùng khi việc đăng ký được hoàn thành. Việc đăng ký thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền tại Điều 9 Nghị định 99/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
"Điều 9. Thẩm quyền tiếp nhận đăng ký
1. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm tiếp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong trường hợp hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung áp dụng trên phạm vi cả nước hoặc áp dụng trên phạm vi từ hai tỉnh trở lên.
2. Sở Công Thương chịu trách nhiệm tiếp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong trường hợp hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung áp dụng trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương."
Trường hợp nếu thuộc đối tượng đăng ký hợp đồng theo mẫu nhưng không tiến hành đăng ký thì bị xử phạt như thế nào?
Trường hợp nếu thuộc đối tượng đăng ký hợp đồng theo mẫu nhưng không tiến hành đăng ký thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 49 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
"Điều 49. Hành vi vi phạm về đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc hủy bỏ hoặc sửa đổi nội dung hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc trái với nguyên tắc chung về giao kết hợp đồng.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đăng ký hoặc không đăng ký lại hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định;
b) Không thông báo cho người tiêu dùng về việc thay đổi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định;
c) Không áp dụng đúng hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định.
3. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và 2 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên."
Theo đó, nếu thuộc đối tượng đăng ký hợp đồng theo mẫu nhưng không tiến hành đăng ký thì sẽ bị phạt tiền 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm thực hiện trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
Đối với tổ chức, mức phạt sẽ gấp đôi theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?