Trường hợp nào thì người bị tạm hoãn xuất cảnh vẫn được xuất cảnh? Ai có thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh?
Trường hợp nào thì người bị tạm hoãn xuất cảnh vẫn được xuất cảnh?
Tạm hoãn xuất cảnh là gì?
Tạm hoãn xuất cảnh là một trong những biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với bị can, bị cáo hoặc những người chưa bị khởi tố về hình sự, khi có căn cứ cho rằng họ có hành vi xuất cảnh để bỏ trốn.
Thông tin thêm rằng theo khoản 1 Điều 124 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định có thể tạm hoãn xuất cảnh đối với những người sau đây khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của họ có dấu hiệu bỏ trốn:
+ Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ;
+ Bị can: là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự.
+ Bị cáo: là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, về trường hợp chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh như sau:
1. Người chưa chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 hoặc 7 Điều 4 của Luật này.
2. Người bị tạm hoãn xuất cảnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 12 Điều 37 của Luật này.
3. Trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
Theo đó, người bị tạm hoãn xuất cảnh sẽ chưa được cấp giấy tờ xuất nhập cảnh. Tuy nhiên trừ trường hợp quy định tại khoản 12 Điều 37 Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 thì vẫn được xem xét, đó là trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Công an thống nhất với người ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh về việc cho phép người bị tạm hoãn xuất cảnh được xuất cảnh.
Như vậy, trong trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Công an thống nhất với người ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh về việc cho phép người bị tạm hoãn xuất cảnh được xuất cảnh.
Ai có thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 124 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, như sau:
2. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh. Quyết định tạm hoãn xuất cảnh của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, như sau:
1. Những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
2. Lệnh bắt, quyết định phê chuẩn lệnh, quyết định bắt phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị bắt; lý do bắt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
...
Theo đó, những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam như Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử và Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh.
Bên cạnh đó thì, Quyết định tạm hoãn xuất cảnh của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.
Như vậy,
- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp
- Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp
- Hội đồng xét xử và Thẩm phán chủ tọa phiên tòa
Sẽ có thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh.
Thông tin thêm rằng bên cạnh việc tam hoãn xuất cảnh thì chúng ta còn có trường hợp hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn tại Điều 125 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn như sau:
- Mọi biện pháp ngăn chặn đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp:
+ Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
+ Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;
+ Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;
+ Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ.
- Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác.
Đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn điều tra thì việc hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác phải do Viện kiểm sát quyết định; trong thời hạn 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn, trừ biện pháp tạm giữ do Viện kiểm sát phê chuẩn, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp ngặn chặn này phải thông báo cho Viện kiểm sát để quyết định hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn khác.
Tạm hoãn xuất nhập cảnh (Hình từ Internet)
Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh có được vượt quá thời hạn truy tố xét xử hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 124 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, như sau:
3. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không được quá thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.
Theo đó, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không được quá thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Đồng thời, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.
Như vậy, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không được vượt quá thời hạn truy tố xét xử.
Các mẫu liên quan đến thực hiện tạm hoãn xuất cảnh, chưa cho nhập cảnh.
Quyết định tạm hoãn xuất cảnh
Thông báo tạm hoãn xuất cảnh
Thông báo danh sách tạm hoãn xuất cảnh
Văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an ra Quyết định tạm hoãn xuất cảnh
Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an tạm hoãn xuất cảnh
Văn bản trao đổi với cơ quan, người có thẩm quyền ra Quyết định tạm hoãn xuất cảnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?