Trường hợp nào được bổ sung bản án sau khi đã tuyên án trong vụ án hình sự phúc thẩm? Ai có quyền quyết định việc bổ sung bản án?
Bản án hình sự phúc thẩm phải đảm bảo có những nội dung nào?
Theo khoản 3 Điều 260 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về bản án như sau:
Bản án
...
3. Bản án phúc thẩm phải ghi rõ:
a) Tên Tòa án xét xử phúc thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số của bản án và ngày tuyên án; họ tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, dân tộc, tiền án, tiền sự của bị cáo có kháng cáo, bị kháng cáo, bị kháng nghị và những bị cáo không kháng cáo, không bị kháng cáo, không bị kháng nghị nhưng Tòa án cấp phúc thẩm có xem xét; ngày bị cáo bị tạm giữ, tạm giam; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú của người đại diện của bị cáo; họ tên của người bào chữa, người giám định, người phiên dịch và những người khác được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú, địa chỉ của bị hại, đương sự, người đại diện của họ; tên của Viện kiểm sát có kháng nghị; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử;
b) Tóm tắt nội dung vụ án, quyết định trong bản án sơ thẩm; nội dung kháng cáo, kháng nghị; nhận định của Hội đồng xét xử phúc thẩm, những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị; điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự và của văn bản quy phạm pháp luật khác mà Hội đồng xét xử phúc thẩm căn cứ để giải quyết vụ án;
c) Quyết định của Hội đồng xét xử phúc thẩm về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án do có kháng cáo, kháng nghị, về án phí sơ thẩm, phúc thẩm.
Theo đó, Bản án hình sự phúc thẩm phải ghi rõ những nội dung sau:
+ Tên Tòa án xét xử phúc thẩm; số và ngày thụ lý vụ án;
+ Số của bản án và ngày tuyên án;
+ Họ tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên;
+ Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, dân tộc, tiền án, tiền sự của bị cáo có kháng cáo, bị kháng cáo, bị kháng nghị và những bị cáo không kháng cáo, không bị kháng cáo, không bị kháng nghị nhưng Tòa án cấp phúc thẩm có xem xét; ngày bị cáo bị tạm giữ, tạm giam;
+ Họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú của người đại diện của bị cáo;
+ Họ tên của người bào chữa, người giám định, người phiên dịch và những người khác được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa;
+ Họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú, địa chỉ của bị hại, đương sự, người đại diện của họ; tên của Viện kiểm sát có kháng nghị;
+ Xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử;
- Tóm tắt nội dung vụ án, quyết định trong bản án sơ thẩm;
- Nội dung kháng cáo, kháng nghị; nhận định của Hội đồng xét xử phúc thẩm, những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị;
- Điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự và của văn bản quy phạm pháp luật khác mà Hội đồng xét xử phúc thẩm căn cứ để giải quyết vụ án;
- Quyết định của Hội đồng xét xử phúc thẩm về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án do có kháng cáo, kháng nghị, về án phí sơ thẩm, phúc thẩm.
Bổ sung bản án (Hình từ Internet)
Trường hợp nào được bổ sung bản án sau khi đã tuyên án trong vụ án hình sự phúc thẩm?
Theo khoản 1 Điều 261 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về sửa chữa, bổ sung bản án như sau:
Sửa chữa, bổ sung bản án
1. Không được sửa chữa, bổ sung bản án trừ trường hợp phát hiện có lỗi rõ ràng về chính tả, số liệu do nhầm lẫn hoặc do tính toán sai.
Việc sửa chữa, bổ sung bản án không được làm thay đổi bản chất vụ án hoặc bất lợi cho bị cáo và những người tham gia tố tụng khác.
Việc sửa chữa, bổ sung bản án được thể hiện bằng văn bản và giao ngay cho những người được quy định tại Điều 262 của Bộ luật này.
...
Theo đó, khi phát có lỗi rõ ràng về chính tả, số liệu do nhầm lẫn hoặc do tính toán sai thì có thể sửa chữa hoặc bổ sung bản án.
Lưu ý:
- Việc sửa chữa, bổ sung bản án không được làm thay đổi bản chất vụ án hoặc bất lợi cho bị cáo và những người tham gia tố tụng khác.
- Việc sửa chữa, bổ sung bản án được thể hiện bằng văn bản và giao ngay cho những người được quy định tại Điều 262 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
Ai có quyền quyết định việc bổ sung bản án sau khi đã tuyên án trong vụ án hình sự phúc thẩm?
Theo khoản 2 Điều 261 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về sửa chữa, bổ sung bản án như sau:
Sửa chữa, bổ sung bản án
...
2. Việc sửa chữa, bổ sung bản án quy định tại khoản 1 Điều này do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã ra bản án, quyết định thực hiện. Trường hợp Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không thể thực hiện được thì việc sửa chữa, bổ sung bản án do Chánh án Tòa án đã xét xử vụ án đó thực hiện.
Theo đó, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã ra bản án, quyết định thực hiện việc sửa chữa hoặc bổ sung bản án.
Trường hợp Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không thể thực hiện được thì việc sửa chữa, bổ sung bản án do Chánh án Tòa án đã xét xử vụ án đó thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?