Trường hợp nào cơ quan nhà nước có tài khoản và con dấu riêng thực hiện chế độ tự chủ về sử dụng biên chế được tăng chỉ tiêu biên chế?
- Cơ quan nhà nước có tài khoản và con dấu riêng thực hiện chế độ tự chủ về sử dụng biên chế nhằm mục đích gì?
- Cơ quan nhà nước có tài khoản và con dấu riêng thực hiện chế độ tự chủ về sử dụng biên chế như thế nào?
- Trường hợp nào cơ quan nhà nước có tài khoản và con dấu riêng thực hiện chế độ tự chủ về sử dụng biên chế được tăng chỉ tiêu biên chế?
Cơ quan nhà nước có tài khoản và con dấu riêng thực hiện chế độ tự chủ về sử dụng biên chế nhằm mục đích gì?
Cơ quan nhà nước có tài khoản và con dấu riêng thực hiện chế độ tự chủ về sử dụng biên chế như thế nào? (Hình từ Internet)
Theo Điều 2 Nghị định 130/2005/NĐ-CP quy định như sau:
Mục tiêu thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính
1. Tạo điều kiện cho các cơ quan chủ động trong việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính một cách hợp lý nhất để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng lao động, kinh phí quản lý hành chính.
3. Nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hành chính, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức.
4. Thực hiện quyền tự chủ đồng thời gắn với trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị và cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
Theo đó, thực hiện chế độ tự chủ về sử dụng biên chế đối với các cơ quan nhà nước có tài khoản và con dấu riêng nhằm mục đích sau:
– Tạo điều kiện cho các cơ quan chủ động trong việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính một cách hợp lý nhất để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
– Thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng lao động, kinh phí quản lý hành chính.
– Nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hành chính, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức.
– Thực hiện quyền tự chủ đồng thời gắn với trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị và cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
Cơ quan nhà nước có tài khoản và con dấu riêng thực hiện chế độ tự chủ về sử dụng biên chế như thế nào?
Theo Điều 4 Nghị định 130/2005/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 117/2013/NĐ-CP) quy định như sau:
Về biên chế
Căn cứ số biên chế được giao, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được quyền chủ động trong việc sử dụng biên chế như sau:
1. Được quyết định việc sắp xếp, phân công cán bộ, công chức theo vị trí việc làm để bảo đảm hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan.
2. Được điều động cán bộ, công chức trong nội bộ cơ quan.
3. Trường hợp sử dụng biên chế thấp hơn so với chỉ tiêu được giao, cơ quan vẫn được bảo đảm kinh phí quản lý hành chính theo chỉ tiêu biên chế được giao.
4. Được hợp đồng thuê khoán công việc và hợp đồng lao động đối với một số chức danh theo quy định của pháp luật trong phạm vi nguồn kinh phí quản lý hành chính được giao.
Theo đó, cơ quan nhà nước có tài khoản và con dấu riêng căn cứ số biên chế được giao thực hiện chế độ tự chủ về sử dụng biên chế như sau:
– Được quyết định việc sắp xếp, phân công cán bộ, công chức theo vị trí việc làm để bảo đảm hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan.
– Được điều động cán bộ, công chức trong nội bộ cơ quan.
– Trường hợp sử dụng biên chế thấp hơn so với chỉ tiêu được giao, cơ quan vẫn được bảo đảm kinh phí quản lý hành chính theo chỉ tiêu biên chế được giao.
– Được hợp đồng thuê khoán công việc và hợp đồng lao động đối với một số chức danh theo quy định của pháp luật trong phạm vi nguồn kinh phí quản lý hành chính được giao.
Trường hợp nào cơ quan nhà nước có tài khoản và con dấu riêng thực hiện chế độ tự chủ về sử dụng biên chế được tăng chỉ tiêu biên chế?
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 130/2005/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 117/2013/NĐ-CP) quy định như sau:
Nguyên tắc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính
1. Bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2. Không tăng biên chế và kinh phí quản lý hành chính được giao, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Nghị định này.
3. Thực hiện công khai, dân chủ và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của cán bộ, công chức.
Theo đó, căn cứ quy định trên thì không tăng biên chế được giao, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 130/2005/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 117/2013/NĐ-CP), cụ thể :
Điều chỉnh biên chế và mức kinh phí được giao để thực hiện chế độ tự chủ.
1. Chỉ tiêu biên chế được xem xét điều chỉnh theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý biên chế công chức và Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức và các quy định có liên quan.
…
Theo đó, căn cứ quy định trên thì những trường hợp sau đây được xem xét tăng chỉ tiêu biên chế đối với các cơ quan nhà nước có tài khoản và con dấu riêng quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 60/2020/NĐ-CP (thay thế Nghị định 21/2010/NĐ-CP và Nghị định 36/2013/NĐ-CP), cụ thể:
– Cơ quan, tổ chức có thay đổi một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 60/2020/NĐ-CP, cụ thể:
Căn cứ xác định vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức
…
2. Căn cứ xác định biên chế công chức
a) Vị trí việc làm và khối lượng công việc của từng vị trí việc làm;
b) Mức độ hiện đại hóa về trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;
c) Thực tế việc sử dụng biên chế công chức được giao;
d) Đối với cơ quan, tổ chức ở địa phương, ngoài các căn cứ quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều này còn phải căn cứ vào quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và đặc điểm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
– Thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?