Trường hợp nào các giải pháp muốn được công nhận sáng kiến phải được thực hiện thông qua Hội đồng sáng kiến?
Trường hợp nào các giải pháp muốn được công nhận sáng kiến phải được thực hiện thông qua Hội đồng sáng kiến?
Tại khoản 1 Điều 8 Điều lệ sáng kiến ban hành kèm theo Nghị định 13/2012/NĐ-CP có quy định như sau:
Hội đồng sáng kiến
1. Người đứng đầu cơ sở xét công nhận sáng kiến có thể thành lập Hội đồng sáng kiến để đánh giá giải pháp được yêu cầu công nhận sáng kiến làm căn cứ quyết định việc công nhận sáng kiến.
Trường hợp sáng kiến được tạo ra do Nhà nước đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật và người đứng đầu cơ sở xét công nhận sáng kiến chính là tác giả sáng kiến thì sáng kiến đó phải được đánh giá thông qua Hội đồng sáng kiến.
...
Theo đó thì với các sáng kiến được tạo ra do Nhà nước đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật và người đứng đầu cơ sở xét công nhận sáng kiến chính là tác giả sáng kiến thì sáng kiến đó phải được đánh giá thông qua Hội đồng sáng kiến.
Công nhận sáng kiến (Hình từ Internet)
Hội đồng sáng kiến được tổ chức như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Điều lệ sáng kiến ban hành kèm theo Nghị định 13/2012/NĐ-CP quy định:
Hội đồng sáng kiến bao gồm những người có trình độ chuyên môn về lĩnh vực có liên quan đến nội dung sáng kiến, đại diện của tổ chức công đoàn nơi tác giả là công đoàn viên và các thành phần khác theo quyết định của người đứng đầu cơ sở xét công nhận sáng kiến.
Bên cạnh đó việc tổ chức Hội đồng sáng kiến còn được quy định tại Điều 8 Thông tư 18/2013/TT-BKHCN như sau:
Hội đồng sáng kiến
1. Hội đồng sáng kiến thành lập theo quy định tại Điều 8 của Điều lệ Sáng kiến gồm có Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng, Ủy viên thư ký, các chuyên gia hoặc những người có trình độ chuyên môn về lĩnh vực có liên quan đến nội dung sáng kiến, đại diện của tổ chức công đoàn nơi tác giả là công đoàn viên (nếu có) và các thành phần khác theo quyết định của người đứng đầu cơ sở xét công nhận sáng kiến. Quyết định của Hội đồng được thông qua theo nguyên tắc biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín với ít nhất 2/3 ý kiến đồng ý của các thành viên Hội đồng.
2. Trường hợp sáng kiến được tạo ra do Nhà nước đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật và người đứng đầu cơ sở xét công nhận sáng kiến chính là tác giả sáng kiến, thì người đứng đầu cơ sở xét công nhận sáng kiến không được là thành viên của Hội đồng sáng kiến.
3. Kinh phí chi cho hoạt động của Hội đồng sáng kiến thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
Trong việc xét công nhận sáng kiến thì Hội đồng sáng kiến có nhiệm vụ thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Điều lệ sáng kiến ban hành kèm theo Nghị định 13/2012/NĐ-CP quy định Hội đồng sáng kiến có nhiệm vụ tổ chức đánh giá một cách khách quan, trung thực giải pháp được yêu cầu công nhận sáng kiến theo các điều kiện quy định tại Điều 3 và Điều 4 Điều lệ này và lập báo cáo đánh giá, trong đó phản ánh đầy đủ ý kiến của các thành viên, kết quả biểu quyết của Hội đồng.
Dẫn chiếu đến Điều 3 Điều lệ sáng kiến ban hành kèm theo Nghị định 13/2012/NĐ-CP có nêu như sau:
Sáng kiến
1. Sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp, hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (gọi chung là giải pháp), được cơ sở công nhận nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới trong phạm vi cơ sở đó;
b) Đã được áp dụng hoặc áp dụng thử tại cơ sở đó và có khả năng mang lại lợi ích thiết thực;
c) Không thuộc đối tượng bị loại trừ quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các đối tượng sau đây không được công nhận là sáng kiến:
a) Giải pháp mà việc công bố, áp dụng giải pháp trái với trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội;
b) Giải pháp là đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật tính đến thời điểm xét công nhận sáng kiến.
Và theo Điều 4 Điều lệ sáng kiến ban hành kèm theo Nghị định 13/2012/NĐ-CP có nêu:
Tính mới và khả năng mang lại lợi ích thiết thực của sáng kiến
1. Một giải pháp được coi là có tính mới trong phạm vi một cơ sở nếu tính đến trước ngày nộp đơn yêu cầu công nhận sáng kiến, hoặc ngày bắt đầu áp dụng thử hoặc áp dụng lần đầu (tính theo ngày nào sớm hơn), trong phạm vi cơ sở đó, giải pháp đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Không trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến nộp trước;
b) Chưa bị bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được;
c) Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp dụng thử, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện để áp dụng, phổ biến;
d) Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện.
2. Một giải pháp được coi là có khả năng mang lại lợi ích thiết thực nếu việc áp dụng giải pháp đó có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế (ví dụ nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nâng cao hiệu quả kỹ thuật), hoặc lợi ích xã hội (ví dụ nâng cao điều kiện an toàn lao động, cải thiện điều kiện sống, làm việc, bảo vệ môi trường, sức khỏe con người).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quản lý, sử dụng thẻ trả trước dịch vụ viễn thông di động và tài khoản SIM di động theo Nghị định 163 như thế nào?
- Lỗi vượt đèn đỏ 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ 2025 đối với xe ô tô và xe máy là bao nhiêu?
- Tội nhận hối lộ có thể phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu gây thiệt hại từ bao nhiêu?
- Mức phạt cao nhất khi điều khiển ô tô, xe máy có chứa nồng độ cồn mới nhất 2025 là bao nhiêu?
- Kết quả chấm phúc tra Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 thế nào?