Trường hợp không cần Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thì nhân viên bếp ăn có cần đào tạo kiến thức an toàn thực phẩm không?
- Trường hợp không cần Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thì nhân viên bếp ăn có cần đào tạo kiến thức an toàn thực phẩm không?
- Đối tượng nào được cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm thủy sản?
- Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm sử dụng người trực tiếp sản xuất, kinh doanh chưa được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trường hợp không cần Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thì nhân viên bếp ăn có cần đào tạo kiến thức an toàn thực phẩm không?
Theo quy định tại Điều 29 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống như sau:
"Điều 29. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống
1. Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.
2. Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh.
3. Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô.
4. Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm."
Căn cứ vào quy định nêu trên, mặc dù cơ sở chị không thuộc cấp giấy chứng nhận nhưng phải đảm bảo các quy định về kiến thức an toàn thực phẩm đối với nhân viên nấu ăn.
Trường hợp không cần Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thì nhân viên bếp ăn có cần đào tạo kiến thức an toàn thực phẩm không? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào được cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm thủy sản?
Căn cứ theo Theo khoản 2 Điều 18 Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT (Có hiệu lực từ ngày 15/02/2023) quy định về đối tượng được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm như sau:
Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm
1. Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do chủ cơ sở xác nhận.
2. Đối tượng được cấp Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm, gồm:
a) Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh: Chủ cơ sở hoặc người được chủ cơ sở thuê, ủy quyền điều hành trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản của cơ sở;
b) Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh: Người tham gia trực tiếp vào các công đoạn sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản tại các cơ sở.
Như vậy, theo quy định trên đối tượng được cấp giấy xác nhận kiến thức là người tham gia trực tiếp vào các công đoạn sản xuất kinh doanh thực phẩm.
Do đó nhân viên trong bếp ăn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm.
Trước đây, theo khoản 2 Điều 18 Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT quy định về đối tượng được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm như sau:
Cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản (sau đây gọi tắt là giấy xác nhận kiến thức về ATTP)
...
2. Các đối tượng được cấp giấy xác nhận kiến thức về ATTP
a) Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh: Chủ cơ sở hoặc người được chủ cơ sở thuê, ủy quyền điều hành trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản của cơ sở;
b) Người trực tiếp sản xuất kinh doanh: Người tham gia trực tiếp vào các công đoạn sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản tại các cơ sở.
Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm sử dụng người trực tiếp sản xuất, kinh doanh chưa được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm sẽ bị xử phạt như thế nào?
Tại khoản 5 Điều 9 Nghị định 115/2018/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm đ khoản 3 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 9. Vi phạm quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nơi sản xuất, chế biến, kinh doanh, bảo quản không cách biệt với nguồn ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại và các yếu tố gây hại khác;
b) Tường, trần, nền nhà khu vực sản xuất, kinh doanh, kho bảo quản bị thấm nước, rạn nứt, ẩm mốc;
c) Không có hoặc không đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng phù hợp quy định để rửa, khử trùng tay, vệ sinh cá nhân và trang thiết bị, dụng cụ;
d) Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm;
đ) Vi phạm các quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản; trang thiết bị, dụng cụ; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh, trừ các hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4, các điểm a, b, c và d khoản 5, các khoản 6 và 7 Điều này."
Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm sử dụng người trực tiếp sản xuất, kinh doanh chưa được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Mức phạt tiền quy định tại điều này là mức phạt đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?