Trường hợp đấu giá hàng hóa là đối tượng cầm cố, thế chấp thì ai là người có quyền xác định giá khởi điểm?
- Trường hợp bán đấu giá hàng hóa là đối tượng cầm cố, thế chấp thì ai là người có quyền xác định giá khởi điểm?
- Bán đấu giá hàng hóa đang bị cầm cố, thế chấp thì hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá có bắt buộc phải được bên nhận cầm cố, thế chấp đồng ý hay không?
- Người tổ chức đấu giá có phải thông báo cho những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hàng hóa đấu giá là đối tượng cầm cố trước khi tiến hành bán đấu giá không?
- Người rút lại giá đã trả thì có được tiếp tục tham gia buổi đấu giá hàng hóa hay không?
Trường hợp bán đấu giá hàng hóa là đối tượng cầm cố, thế chấp thì ai là người có quyền xác định giá khởi điểm?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 194 Luật Thương mại 2005 có quy định về xác định giá khởi điểm như sau:
Xác định giá khởi điểm
1. Người bán hàng phải xác định giá khởi điểm. Trong trường hợp người tổ chức đấu giá được uỷ quyền xác định giá khởi điểm thì phải thông báo cho người bán hàng trước khi niêm yết việc bán đấu giá.
2. Trường hợp hàng hoá đấu giá là đối tượng cầm cố, thế chấp thì người nhận cầm cố, thế chấp phải thoả thuận với người cầm cố, thế chấp xác định giá khởi điểm.
3. Trường hợp trong hợp đồng cầm cố, thế chấp có thoả thuận về việc bán đấu giá mà người cầm cố, thế chấp vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc từ chối giao kết hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá thì giá khởi điểm do người nhận cầm cố, thế chấp xác định.
Như vậy, theo quy định trên, người nhận cầm cố, thế chấp phải thoả thuận với người cầm cố, thế chấp xác định giá khởi điểm trong trường hợp hàng hóa đấu giá là đối tượng cầm cố, thế chấp.
Theo đó, người nhận cầm cố, thế chấp và người cầm cố, thế chấp là người có quyền xác định giá khởi điểm hàng hóa đấu giá là đối tượng cầm cố, thế chấp.
Trường hợp đấu giá hàng hóa là đối tượng cầm cố, thế chấp thì ai là người có quyền xác định giá khởi điểm? (Hình từ Internet)
Bán đấu giá hàng hóa đang bị cầm cố, thế chấp thì hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá có bắt buộc phải được bên nhận cầm cố, thế chấp đồng ý hay không?
Theo quy định tại Điều 193 Luật Thương mại 2005 thì hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá thương mại được quy định cụ thể như sau:
Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá
1. Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
2. Trường hợp hàng hoá được đấu giá là đối tượng cầm cố, thế chấp thì hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá phải được sự đồng ý của bên nhận cầm cố, thế chấp và bên bán phải thông báo cho các bên tham gia đấu giá về hàng hóa đang bị cầm cố, thế chấp.
...
Như vậy, căn cứ quy định nêu trên thì trường hợp hàng hoá được đấu giá là đối tượng cầm cố, thế chấp thì hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá phải được sự đồng ý của bên nhận cầm cố, thế chấp.
Người tổ chức đấu giá có phải thông báo cho những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hàng hóa đấu giá là đối tượng cầm cố trước khi tiến hành bán đấu giá không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 195 Luật Thương mại 2005 có quy định về việc thông báo cho người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến hàng hóa là đối tượng cầm cố, thế chấp như sau:
Thông báo cho người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến hàng hóa là đối tượng cầm cố, thế chấp
Trường hợp hàng hoá là đối tượng cầm cố, thế chấp, thì đồng thời với việc niêm yết đấu giá hàng hoá, người tổ chức đấu giá phải thông báo cho những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong thời hạn chậm nhất là bảy ngày làm việc trước khi tiến hành bán đấu giá hàng hóa đó theo quy định tại Điều 197 của Luật này.
Theo đó, người tổ chức đấu giá phải thông báo cho những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong thời hạn chậm nhất là bảy ngày làm việc trước khi tiến hành bán đấu giá hàng hóa là đối tượng cầm cố, thế chấp bên cạnh việc niêm yết đấu giá hàng hoá theo quy định nêu trên.
Người rút lại giá đã trả thì có được tiếp tục tham gia buổi đấu giá hàng hóa hay không?
Theo quy định tại Điều 204 Luật Thương mại 2005 quy định về rút lại giá đã trả như sau:
Rút lại giá đã trả
1. Trường hợp đấu giá theo phương thức trả giá lên, nếu người trả giá cao nhất rút ngay lại giá đã trả thì cuộc đấu giá vẫn được tiếp tục từ giá của người trả giá liền kề trước đó. Trường hợp bán đấu giá theo phương thức đặt giá xuống, nếu người đầu tiên chấp nhận mức giá rút ngay lại giá đã chấp nhận thì cuộc đấu giá vẫn được tiếp tục từ giá đã đặt liền kề trước đó.
2. Người rút lại giá đã trả hoặc người rút lại việc chấp nhận giá không được tiếp tục tham gia đấu giá.
3. Trường hợp giá bán hàng hoá thấp hơn giá mà người rút lại giá đã trả đối với phương thức trả giá lên hoặc giá mà người rút lại việc chấp nhận đối với phương thức đặt giá xuống thì người đó phải trả khoản tiền chênh lệch cho người tổ chức đấu giá, nếu hàng hoá bán được giá cao hơn thì người rút lại không được hưởng khoản tiền chênh lệch đó.
4. Trường hợp cuộc đấu giá không thành thì người rút lại giá đã trả phải chịu chi phí cho việc bán đấu giá và không được hoàn trả khoản tiền đặt trước.
Như vậy, theo quy định tại khoản 2 Điều 204 nêu trên thì người rút lại giá đã trả sẽ không được tiếp tục tham gia đấu giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học mới nhất? Tải về file word Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học?
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?