Mẫu văn bản bán đấu giá hàng hóa do người tổ chức đấu giá lập? Văn bản bán đấu giá hàng hóa được gửi cho ai?
Văn bản bán đấu giá hàng hóa là gì? Văn bản bán đấu giá hàng hóa gồm các nội dung nào?
Văn bản bán đấu giá hàng hóa là tài liệu chính thức được lập ra để thông báo và quy định các điều khoản liên quan đến việc tổ chức bán đấu giá hàng hóa. Văn bản này thường được sử dụng trong các trường hợp như thanh lý tài sản, xử lý nợ xấu, hoặc các hoạt động thương mại khác có liên quan đến việc bán đấu giá.
Theo quy định tại Điều 203 Luật Thương mại 2005 có quy định như sau:
Văn bản bán đấu giá hàng hoá
1. Văn bản bán đấu giá hàng hoá là văn bản xác nhận việc mua bán. Văn bản bán đấu giá hàng hoá phải có các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người tổ chức đấu giá;
b) Tên, địa chỉ của người điều hành đấu giá;
c) Tên, địa chỉ của người bán hàng;
d) Tên, địa chỉ của người mua hàng;
đ) Thời gian, địa điểm đấu giá;
e) Hàng hoá bán đấu giá;
g) Giá đã bán;
h) Tên, địa chỉ của hai người chứng kiến.
...
Theo quy định nêu trên thì văn bản bán đấu giá hàng hoá là văn bản xác nhận việc mua bán hàng hóa. Văn bản bán đấu giá hàng hóa gồm các nội dung sau:
- Tên, địa chỉ của người tổ chức đấu giá;
- Tên, địa chỉ của người điều hành đấu giá;
- Tên, địa chỉ của người bán hàng;
- Tên, địa chỉ của người mua hàng;
- Thời gian, địa điểm đấu giá;
- Hàng hoá bán đấu giá;
- Giá đã bán;
- Tên, địa chỉ của hai người chứng kiến.
Mẫu văn bản bán đấu giá hàng hóa do người tổ chức đấu giá lập? Văn bản bán đấu giá hàng hóa được gửi cho ai? (Hình từ Internet)
Mẫu văn bản bán đấu giá hàng hóa do người tổ chức đấu giá lập?
Hiện nay, Luật Thương mại 2005 và các văn bản pháp luật hướng dẫn liên quan không quy định cụ thể Mẫu văn bản bán đấu giá hàng hóa do người tổ chức đấu giá lập.
Có thể tham khảo Mẫu văn bản bán đấu giá hàng hóa do người tổ chức đấu giá lập dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu văn bản bán đấu giá hàng hóa do người tổ chức đấu giá lập
*Mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Văn bản bán đấu giá hàng hóa được người tổ chức đấu giá gửi cho ai? Quy định về rút lại giá đã trả khi đấu giá hàng hóa?
Theo quy định tại Điều 190 Luật Thương mại 2005 quy định nghĩa vụ của người tổ chức đấu giá như sau:
Nghĩa vụ của người tổ chức đấu giá
1. Tổ chức đấu giá hàng hoá theo đúng nguyên tắc, thủ tục do pháp luật quy định và theo phương thức đấu giá thoả thuận với người bán hàng.
2. Thông báo, niêm yết công khai, đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết có liên quan đến hàng hoá đấu giá.
3. Bảo quản hàng hoá đấu giá khi được người bán hàng giao giữ.
4. Trưng bày hàng hoá, mẫu hàng hóa hoặc tài liệu giới thiệu về hàng hóa cho người tham gia đấu giá xem xét.
5. Lập văn bản bán đấu giá hàng hoá và gửi đến người bán hàng, người mua hàng và các bên có liên quan quy định tại Điều 203 của Luật này.
6. Giao hàng hóa đấu giá cho người mua phù hợp với hợp đồng tổ chức dịch vụ đấu giá hàng hoá.
7. Làm thủ tục chuyển quyền sở hữu đối với hàng hoá bán đấu giá phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người bán hàng.
8. Thanh toán cho người bán hàng tiền hàng đã bán, kể cả khoản tiền chênh lệch thu được từ người rút lại giá đã trả quy định tại khoản 3 Điều 204 của Luật này hoặc trả lại hàng hoá không bán được cho người bán hàng theo thoả thuận. Trường hợp không có thoả thuận thì phải thanh toán tiền cho người bán hàng chậm nhất là ba ngày làm việc sau khi nhận được tiền của người mua hàng hoặc phải trả lại ngay hàng hoá trong thời hạn hợp lý sau cuộc đấu giá.
Theo đó, người tổ chức đấu giá hàng hóa có nghĩa vụ lập văn bản bán đấu giá hàng hoá và gửi đến người bán hàng, người mua hàng và các bên có liên quan quy định tại Điều 203 Luật Thương mại 2005.
Căn cứ Điều 204 Luật Thương mại 2005, việc rút lại giá đã trả khi đấu giá hàng hóa được quy định như sau:
(i) Trường hợp đấu giá theo phương thức trả giá lên, nếu người trả giá cao nhất rút ngay lại giá đã trả thì cuộc đấu giá vẫn được tiếp tục từ giá của người trả giá liền kề trước đó. Trường hợp bán đấu giá theo phương thức đặt giá xuống, nếu người đầu tiên chấp nhận mức giá rút ngay lại giá đã chấp nhận thì cuộc đấu giá vẫn được tiếp tục từ giá đã đặt liền kề trước đó.
(ii) Người rút lại giá đã trả hoặc người rút lại việc chấp nhận giá không được tiếp tục tham gia đấu giá.
(iii) Trường hợp giá bán hàng hoá thấp hơn giá mà người rút lại giá đã trả đối với phương thức trả giá lên hoặc giá mà người rút lại việc chấp nhận đối với phương thức đặt giá xuống thì người đó phải trả khoản tiền chênh lệch cho người tổ chức đấu giá, nếu hàng hoá bán được giá cao hơn thì người rút lại không được hưởng khoản tiền chênh lệch đó.
(iv) Trường hợp cuộc đấu giá không thành thì người rút lại giá đã trả phải chịu chi phí cho việc bán đấu giá và không được hoàn trả khoản tiền đặt trước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản bán đấu giá hàng hóa do người tổ chức đấu giá lập? Văn bản bán đấu giá hàng hóa được gửi cho ai?
- Mẫu Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mới nhất hiện nay? Hồ sơ cấp giấy phép gồm những gì?
- Thời gian trả tiền lương ngày phép năm chưa nghỉ của người lao động là khi nào? Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ phép năm?
- Mẫu thông báo kết quả thử việc mới nhất? Có phải thông báo kết quả thử việc không đạt cho người lao động không?
- Thủ tục kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ theo Nghị định 181 như thế nào?