Trường hợp đã có quyết định kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng có thay đổi về công suất sản xuất của dự án thì có phải đánh giá lại hay không?
- Có lập lại Báo cáo đánh giá tác động môi trường trong trường hợp thay đổi quy mô công suất sản xuất hay không?
- Không lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường trong trường hợp có thay đổi về quy mô công suất sản xuất so với quyết định phê duyệt ban đầu có bị phạt hay không?
- Theo nghị định mới sắp có hiệu lực thì mức phạt đối với hành vi không lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường trong trường hợp có thay đổi về quy mô công suất sản xuất so với quyết định phê duyệt ban đầu thế nào?
Có lập lại Báo cáo đánh giá tác động môi trường trong trường hợp thay đổi quy mô công suất sản xuất hay không?
Trường hợp đã có quyết định kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng trong quá trình chuẩn bị, triển khai thực hiện dự án đầu tư trước khi vận hành có thay đổi so với quyết định ban đầu thì chủ dự án đầu tư thực hiện trách nhiệm được quy định tại khoản 4 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
"Điều 37. Trách nhiệm của chủ dự án đầu tư sau khi có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
...
4. Trong quá trình chuẩn bị, triển khai thực hiện dự án đầu tư trước khi vận hành, trường hợp có thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ dự án đầu tư có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư khi có một trong các thay đổi về tăng quy mô, công suất, công nghệ sản xuất hoặc thay đổi khác làm tăng tác động xấu đến môi trường;
b) Báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được xem xét, chấp thuận trong quá trình cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường trong trường hợp thay đổi công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải, vị trí xả trực tiếp nước thải sau xử lý vào nguồn nước nhưng không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này; bổ sung ngành, nghề thu hút đầu tư vào khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;
c) Tự đánh giá tác động đến môi trường, xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các thay đổi khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này; tích hợp trong báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (nếu có)."
Như vậy nếu trong quá trình chuẩn bị, triển khai thực hiện dự án đầu tư trước khi vận hành bên anh/chị có thay đổi về quy mô công suất sản xuất sẽ phải thực hiện đánh giá tác động môi trường mới chứ sẽ không thực hiện đánh giá lại.
Trường hợp đã có quyết định kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng có thay đổi về công suất sản xuất của dự án thì có phải đánh giá lại hay không?
Không lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường trong trường hợp có thay đổi về quy mô công suất sản xuất so với quyết định phê duyệt ban đầu có bị phạt hay không?
Trước khi bàn luận vấn đề này phải làm rõ theo quy định về pháp luật bảo vệ môi trường trước đây có quy định về thực hiện đánh giá lại.
Theo đó tại điểm l khoản 1, điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định 155/2016/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 55/2021/NĐ-CP) thì quy định mức phạt đối với hành vi không thực hiện đánh giá lại như sau:
"Điều 9. Vi phạm các quy định về thực hiện quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, bộ, cơ quan ngang bộ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này bị xử phạt như sau:
...
l) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi không lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
b) Buộc phải xây lắp, vận hành công trình bảo vệ môi trường và lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường trình cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm g, i, k và l khoản 1; các điểm g, i, k và 1 khoản 2 Điều này;"
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 155/2016/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền với cùng hành vi vi phạm hành chính của cá nhân.
Lưu ý: Nghị định này chỉ còn hiệu lực đến 25/08/2022 sau đó sẽ bị thay thế bởi Nghị định 45/2022/NĐ-CP.
Theo nghị định mới sắp có hiệu lực thì mức phạt đối với hành vi không lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường trong trường hợp có thay đổi về quy mô công suất sản xuất so với quyết định phê duyệt ban đầu thế nào?
Theo Nghị định mới thì việc không lập báo cáo đánh giá tác động trong trường hợp này được xem là không lập báo cáo cho dự án và bị xử phạt theo điểm c khoản 1, điểm c khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 13 Nghị định 45/2022/NĐ-CP như sau:
"Điều 13. Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong trường hợp không có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định
1. Dự án đầu tư, cơ sở phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án đầu tư, cơ sở thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, khi triển khai xây dựng hoặc vận hành có vi phạm quy định về bảo vệ môi trường, trừ hành vi quy định tại Điều 14 của Nghị định này, bị xử phạt như sau:
...
c) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định.
2. Dự án đầu tư, cơ sở phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án đầu tư, cơ sở thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường, khi triển khai xây dựng hoặc vận hành có vi phạm quy định về bảo vệ môi trường, trừ trường hợp quy định tại Điều 14 của Nghị định này, bị xử phạt như sau:
c) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định.
...
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
...
b) Đình chỉ hoạt động triển khai thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án đầu tư, cơ sở mà không có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm các quy định tại điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều này.
..."
Lưu ý: Theo khoản 2 Điều 6 nghị định 45/2022/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xây dựng, công bố thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử thuộc thẩm quyền của ai theo Nghị định 123?
- Thẩm quyền tính số lượng công chức cấp xã tăng thêm thuộc về ai? Nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức cấp xã?
- Từ 01/01/2025 lưu hành xe quá tải trọng trên đường bộ cần lưu ý gì? Trường hợp được cấp Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng trên đường bộ?
- Đối tượng tinh giản biên chế nếu được bầu cử, tuyển dụng lại thì phải có trách nhiệm như thế nào?
- Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng dự án đầu tư công trình năng lượng một giai đoạn một túi hồ sơ và hai giai đoạn một túi hồ sơ?